Câu hỏi: Gà của em đã được 39 ngày tuổi nhưng 2 ngày nay có 1 số con đứng ủ rủ ko ăn .có con an ít .gà đi phân màu vàng có bọt .bồ diều như có nước .có con xưng cả mặt và hầu.đi lại chậm chạp .mắt lờ đờ có khi đầu rút vào cánh.cho em hỏi gà em bị bệnh gì và cách điều trị như thế nào. Em cam ơn ah.

Người hỏi: Lê Thanh Quang

Email: jojomisslove1010@gmail.com - Điện thoại: 0964849828

Địa chỉ: Cai Lậy .Tiền Giang

Trả lời

Chào bạn!

Rất khó khăn trong chẩn đoán giúp bạn khi chỉ có thông tin được 39 ngày tuổi, có 1 số con đứng ủ rủ không ăn, gà đi phân màu vàng có bọt,  diều như có nước , có con sưng cả mặt và hầu.đi lại chậm chạp .mắt lờ đờ có khi đầu rút vào cánh.

Tuy nhiên, khoảng 3-4 ngày tuổi gà thường dễ bệnh Gumboro mặc dù đã có tiêm phòng. Ngoài ra, gà cũng có thể nhiễm dịch tả.

Chúng tôi giới thiệu về 2 bệnh, bạn căn cứ để xử lý.

I. BỆNH GUMBORO:

Bệnh Gumboro ten tiếng Anh là Infections Brusal Disease (còn gọi là bệnh Sida gà) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra ở gia cầm, chủ yếu ở gà và gà tây. Bệnh có đặc điểm là gây viêm túi Fabricius, xuất huyết cơ ngực, cơ đùi, làm hoại tử thận và đặc biệt làm suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc mất khả năng đáp ứng miễn dịch đối với vaccine phòng các bệnh khác và dễ bị cảm nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác.

Bệnh thường xảy ra trên gà ở giai đoạn 1-12 tuần tuổi, rõ nhất là giai đoạn 3-6 tuần tuổi. Tất cả các giống gà đều mắc bệnh. Gà nhỏ hơn 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng sẽ làm gà suy giảm miễn dịch. Tỷ lệ mắc bệnh là 100%, tỷ lệ chết từ 10-50% hoặc cao hơn nếu kết hợp với các bệnh khác.

1. Nguyên nhân: Do virus thuộc họ Birnaviridae, serotype 1.

2. Phương thức truyền lây

- Bệnh có thể lây gián tiếp qua trứng, qua không khí, hoặc thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi nhiễm mầm bệnh.

- Bệnh lây lan trực tiếp giữa gà mang mầm bệnh và gà khỏe do tiếp xúc.

3. Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh ngắn 2-3 ngày.

- Sau khi nhiễm bệnh gà biểu hiện triệu chứng đầu tiên là cắn mổ vào hậu môn của nhau, giảm ăn, lông xù, lờ đờ, đi run rẩy, giảm cân, phân tiêu chảy màu trắng, loãng còn nhiều chất nhầy sau đó chuyển sang màu nâu, phân dính đầy xung quanh hậu môn.

4.  Bệnh tích:

- Xác chết khô, lông xơ xác, chân khô.

- Cơ đùi, cơ ngực, cơ cánh xuất huyết đỏ thành vệt hoặc thâm đen.

- Mổ khám túi Fabricicus sưng to, đỏ, có xuất huyết tấm tấm hoặc cả đám, thận sưng nhạt màu. Xuất huyết trên niêm mạc dạ dày tuyến (chổ tiếp giáp giữa mề và tiền mề), ruột sưng to có nhiều dịch nhầy bên trong.

- Nếu gà nhiễm bệnh đến ngày thứ  5,6,7 thì túi Fabricius nhỏ lại, đến ngày thứ  8 thì chỉ bằng 1/3 trọng lượng ban đầu.

5. Phòng bệnh:

- Chủ yếu là dùng vaccin phòng bệnh Gumboro, loại bỏ gà có triệu chứng lâm sàng ngay sau khi chủng vaccin để loại bỏ mầm bệnh.

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, vệ sinh thức ăn, nước uống tránh nhiễm mầm bệnh. Tiến hành ủ phân để tiêu diệt mầm bệnh.

- Định kỳ mỗi tuần sát trùng chuồng trại.

- Trong quá trình nuôi cung cấp thêm các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng , vitamin, chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng bệnh, chống stress…

6. Điều trị: bệnh do virus do đó không có thuốc đặc hiệu điều trị. Các biện pháp sau đây nếu thực hiện tốt sẽ hạn chế tỷ lệ chết ở mức thấp nhất:

- Cung cấp qua nước uống đầy đủ chất điện giải và vitamin

- Hòa vào 1 lít nước uống 25-50g Glucose cho uống liện tục trong 5 ngày.

- Dùng kháng thể kháng bệnh Gumboro (liên hệ các đại lý thuốc thú y) để tiêm.

II. BỆNH DỊCH TẢ GÀ

Đây là bênh truyền nhiễm cấp tính và lây lan rất nhanh, bệnh gây xáo trộn và bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây nhiễm ghép với các bệnh khác và tỉ lệ chết là 100%.

1. Nguyên nhân: Bệnh gây ra bởi virus Paramyxovirus serotype 1 thuộc họ Paramyxovididae.

2. Sức đề kháng của virus:

- Virus dễ bị phá hủy bởi các hóa chất, tác nhân vật lý như: Tia cực tím, các chất sát trùng như: Formol 5%...

- Ở nhiệt độ thấp 1-4o C virus tồn tại 3-6 tháng, nhiệt độ 200C tồn tại một năm.

3. Phương thức truyền lây:

- Mọi lứa tuổi gà đều mắc bệnh, gà con là cảm thụ mạnh nhất. Virus có thể lây lan qua trứng do virus cảm nhiễm trong ống dẫn trứng, vỏ trứng bị nhiễm khi ấp hay khi đẻ, lây trực tiếp giữa gà khỏe tiếp xúc với gà bệnh hoặc mang trùng, lây gián tiếp qua môi trường cũ có mầm bệnh do chưa sát trùng kỹ.

- Virus xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc niêm mạc, da do tiếp xúc với thức ăn, nước uống hoặc môi trường đã nhiễm bệnh

4. Cách sinh bệnh:

- Thời gian ủ bệnh 2-15 ngày. Trung bình: 5-6 ngày.

- Khi virus xâm nhập vào đường hô hấp, tiêu hóa, nếu nhóm virus có độc lực yếu thì nhân lên trong tế bào biểu mô hô hấp và tiêu hóa và ở đó khi có điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành bệnh.

- Đối với virus cường độc sau khi xâm nhập thì nhân lên trong hệ thống tiêu hóa và hô hấp sau đó vào máu và đến các cơ quan để gây bệnh.

5. Triệu chứng

Bệnh diễn biến theo 3 thể.

- Thể quá cấp tính: Bệnh tiến triển nhanh, chết trong 25-48 giờ với những biểu hiện triệu chứng chung (không rõ rệt) như: bỏ ăn, suy sụp, xù lông, gục đầu, sốt, khó thở…

- Thể cấp tính: Bệnh xảy ra với những biểu hiện triệu chứng điển hình như: Gà ủ rũ, ăn ít sau bỏ ăn, thích uống nước, lông xù, xã cánh đứng rù hoặc nằm một chỗ, gà tím tái, xuất huyết hay thủy thủng mồng và yếm gà, có nhiều dịch nhờn chảy ra từ mũi và mỏ, gà thở khò khè, gà bệnh hay bị sưng diều, tiêu chảy phân lẫn máu màu phân trắng xám mùi tanh…Đối với gà đẻ trứng thì giảm đẻ rất nhiều, trứng nhỏ màu trắng nhợt, xuất huyết túi lòng đỏ. Tỷ lệ chết lên đến 100%.

- Thể mãn tính: thường xảy ra sau đợt dịch với các triệu trứng như: gà ngoẻo đầu, liệt chân, đầu mỏ gục xuống, mất thăng bằng, có khi quay vòng tròn..Gà chết do xáo trộn hô hấp, thần kinh, kiệt sức rồi chết.

6. Bệnh tích:

- Gà con hoặc gà thịt: xuất huyết khí quản, xuất huyết dạ dày tuyến, phù đầu, mắt sưng to, xuất huyết ruột và ngã ba van hồi manh tràng.

- Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết có khi hoại tử trên các mảng lympho và ngã ba van hồi manh tràng, hạch amidal xuất huyết.

- Thực quản, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề) xuất huyết trên bề mặt.

- Ở gà đẻ trứng: thì nang trứng trong buồng trứng bị thoái hóa mềm nhão xuất huyết.

- Khí quản bị viêm có dịch và xuất huyết, viêm túi khí dày đục chứa casein.

- Viêm màng kết hợp với viêm mắt

7. Phòng bệnh:

Phòng bệnh chủ yếu là dùng vaccin, chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung trong thức ăn nước uống các vitamin, khóang, chất dinh dưỡng để tăng sức kháng bệnh.

* Chương trình dùng vaccin như sau:

+ Trên gà con: chủng vaccin LASOTA lúc 1 ngày tuổi, lặp lại lúc 12 và 28 ngày tuổi.

+ Trên gà giống: Giai đoạn hậu bị chủng vaccin lúc 8-10 tuần tuổi, giai đoạn 2 tuần trước khi đẻ trứng.

* Kết hợp sử dụng một trong các thuốc sau để tăng sức đề kháng, giúp gia cầm khỏe mạnh, chống stress…

8. Điều trị

Bệnh không có thuốc trị đặc hiệu, các biện pháp sau đây giúp giảm bớt tỷ lệ chết và sự lây lan khi bệnh phát ra.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...