Câu hỏi: Xin chương trình giúp tôi cách phòng chống sâu cho cây đa cổ thụ ở nhà.Vì cứ tới tháng 9 ( âm lịch) trỏ đi cây bắt đầu suốt hiện sâu ăn lá phá hoại cây tốc độ rất nhanh.. Tôi xin cảm ơn chương trình! Người hỏi: myamitoto Email: tovanbihn2502@gmail.com - Điện thoại: 01644114866 Địa chỉ: Thai Binh |
Trả lời Trả lời Cây đa (tên khác: cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da) có danh pháp hai phần (theo Bailey năm 1976) là Ficus bengalensis, một loài cây thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), nó có thể phát triển thành loài cây khổng lồ mà tán của nó che phủ đến một vài nghìn mét vuông. Tại Việt Nam, một số người nhầm nó với cây sanh là cây cùng chi nhưng có tên khoa học khác hẳn Tại Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều nơi khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Dưới gốc đa người Việt thời xưa hay dựng miếu thờ và lại có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa. Nó còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam qua những hình tượng như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò" Trên cây đa có nhiều loại sâu như sâu ăn tạp, sâu xanh ăn lá, sâu nái, nhện đỏ, bọ trỉ nhưng qua mô tả có lẽ cây đa của bạn bị sâu nái cắn phá. Cây đa là cây cỗ thụ, có cơ chế tự phòng vệ, tự làm rụng lá rồi ra lá mới, có nhiều thiên địch, nếu bạn phun thuốc trừ sâu thì sau đó phải phun hoài vì phá vở hệ cân bằng sinh thái. Từ lâu, sâu nái được xem là một loại sâu hại thứ yếu, gây hại trên cây ăn trái với mật độ rãi rác không đáng kể nên không được nông dân quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay sâu nái đang bộc phát gây hại với mật số rất cao. Ngoài ra, chúng còn phá hại nhiều loại cây trồng khác như nhãn, chôm chôm, chuối, dừa nước…. Đây là một hệ quả của sự biến đổi khí hậu cùng với sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đưa đến hệ sinh thái ngoài thiên nhiên bị phá vỡ, gây bộc phát những loài sâu hại thứ yếu. Sâu nái có tên khoa học Parasa lepida Cram, thuộc họ Limacodidae, bộ Lepidoptera (Cánh vẩy). Trưởng thành sâu nái là một loài bướm màu xanh lá cây, có một đốm màu nâu ở gần cạnh trước và dọc cạnh ngoài của cánh trước và cánh sau có một đường viền lớn màu nâu nhạt với đường viền màu nâu đậm ở phía ngoài. Bướm sải cánh 35-40 mm. Sâu non màu xanh lá cây, có kích thước lớn, dài khoảng 25-30 mm, có nhiều chùm lông sắp xếp đều đặn dọc theo thân sâu, 4 chùm lông ở gần đầu và phía sau đuôi màu đỏ và ngắn. Nhộng dài khoảng 15 mm, được bao bọc bởi kén màu nâu, bên ngoài phủ một lớp tơ trắng. Trứng trơn láng có hình tròn hoặc bầu dục, thường được đẻ ở mặt dưới lá , thành từng nhóm từ 10-20 trứng. Giai đoạn trứng khoảng 7 ngày, giai đoạn sâu non 40 -45 ngày, giai đoạn nhộng 30-45 ngày, giai đoạn trưởng thành 7-10 ngày. Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều. Bướm đẻ trứng riêng lẻ hoặc từng ổ trên lá. Bướm hoạt động về đêm và bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Phá hại chủ yếu là giai đoạn ấu trùng. Sâu non ăn các phần non mềm của lá, chỉ chừa lại phần gân lá. Tuổi sâu càng lớn sức ăn càng mạnh, ăn khuyết cả lá. Mật độ cao, sâu ăn toàn bộ lá làm cây xơ xác, không quang hợp dẫn đến giảm năng suất. Trên cây đa, dừa, dâu tằm… sâu nái thường ăn những lá già nhưng trên cây ăn trái sâu ăn cả lá non. Ban ngày sâu nằm bất động ở mặt dưới lá. Sâu rất ngứa khi chạm phải vì các lông nhọn và dễ gãy trong da, chổ gãy của lông sẽ tiết ra chất độc gây ngứa hoặc cảm giác nóng bỏng, rát khi tiếp xúc với da người. *Biện pháp phòng trừ - Sâu nái có nhiều thiên địch ký sinh như ruồi ký sinh nhộng (Tachinids) và ong ký sinh (Hymonopterans) ký sinh sâu non, vì thế nên tạo điều kiện cho các loài thiên địch phát triển. - Sử dụng bẩy đèn để tiêu diệt trưởng thành của sâu nái. - Vì kích thước sâu nái khá lớn nên có thể dễ dàng phát hiện sự hiện diện của sâu non và nhộng trên cây trồng, bắt bằng tay tiêu diệt chúng nếu cây tơ còn nhỏ. Tuy nhiên, sâu có thể gây ngứa nên sử dụng bao tay khi bắt. - Ở những vùng sâu nái xuất hiện mật độ cao, có thể phun thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sherpa, Map Permethrin, Cyperan. Tài liệu tham khảo: https://drive.google.com/file/d/0B3fPVFemqy15ckwzeWhUNEs1RFU/view?usp=sharing Chúc bạn thành công |
- Chào bannhanong. Cho cháu hỏi về cây hoa cúc trồng chậu. Cây mới trồng bị nấm hại cây,lá. Xin bannhanong cho biết thuốc đặc trị về nấm cho cây cúc và cách phòng bệnh. Xin cảm ơn.
- Tôi muốn hỏi: mua giống cây phát lộc( còn gọi là cây sống đời) ở đâu giá rẻ? Cách làm tháp cây phát lộc? Cách trồng cây phát lộc?
- xin Chào các anh chi,bạn của nhà nông . xin anh chị cho mình hỏi nhà mình có trồng cây tiêu nên muốn trồng cây lạc dại , mình hiện đang ở tp pleku mà không biết mua ở đâu xin anh chị làm ơn chỉ dùm . xin cảm ơn các anh chị nhiều
- Em ở Gia Lai, em muốn mua cây lạc dại giống thì mua ở đâu gần nhất? Ở Gia Lai có bán không vậy?
- Chào, Bạn nhà nông. xin cho hỏi? nhà tôi có sẵng cây Trang leo [Sử quân tử] cây rất tốt,um tùm. tôi muốn nhân giống cây,mang trồng nơi khác,xin BNN hướng dẫn tôi cách nhân giống cây một cách chi tiếc. Xin Cảm Ơn,mong sớm hồi âm.
- cho em hỏi giống lan mokara có trồng được ở đà lạt không , nếu trồng được thì cây có phát triển và cho hoa bình thường không. em xin cảm ơn
- Tôi xin cám ơn quý đài đã quan tâm trả lời. Tôi đã kiểm tra ruộng cúc thấy bộ rể và thân không bị nhủn thối mà có hiện tượng vàng dần lá từ trên đọt xuống lá gốc. cây còi cọc nhưng lâu chết, có số cây hồi phục xanh lại nhưng không thể thu hoach đúng dịp hoặc bị loại ra không bán được
- Cháu xin chào cô chú trong diễn đàn. Cháu muốn mua cây lạc dại để trồng chống xói mòn trên vườn thanh long thì mua ở đâu và giá bán như thế nào ạ. Cháu ở huyện văn yên tỉnh yên bái. Rất mong trả lời của bnn.Cháu xin cám ơn.
- Tôi trồng cúc để thu hoạch vào tháng 7 AL ,nhưng hiện nay vườn cúc bị vàng lá từ trên đọt xuống. Xin nhà khoa học cho biết nguyên nhân hiện tượng trên và cách phòng trừ.
- Xin chào các chuyên gia. Tôi ở Hà Nam, gia đình tôi hiên đang có khoảng 20 cây Dứa Cảnh hay còn gọi là dứa phụng ( phượng ). Bây giờ tôi muốn nhân giống để trồng nhiều, tôi có tham khảo là dùng dung dịch BENLATE nồng độ 0,3% nhưng tôi không biết mua ở đâu? Và tôi muốn trồng để thu hoạch trái vụ vào dịp tết nguyên đán,vì vậy nhờ các chuyên gia tư vấn cho tôi xem tôi phải mua thuốc ở đâu, nhân giống và trồng vào thời gian nào, thời gian nào thì kích thích cho ra hoa,ra quả.Xin cảm ơn các chuyên gia.
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |