Câu hỏi: Xin chào các bác chuyên gia. Tôi có câu hỏi xin các chuyên gia tư vấn giúp tôi. Nhà tôi nuôi lợn nái, khi đẻ lợn con rất bình thường, khi được 1 tuần tuổi thì trong đàn có 1 con heo con bị như sau: mắt thì lồi ra, tại thì cụp về phía sau, mõm thì lưỡi dày, kêu thì rất bé nhưng vẫn ăn uống bình thường nhưng không lớn được so với những con trong đàn và đã điều trị kháng sinh như amoc, lancocin, anagin,…Nhưng không cải thiện được gì. vậy tui xin chuyên gia giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn. Người hỏi: bui van truong Email: truongxx@ovi.com - Điện thoại: 01647018401 Địa chỉ: ba lam ha ung hoa ha noi |
Trả lời Chào bạn! Bạn chỉ miêu tả vài triệu chứng chưa đủ để chẩn đoán. Theo chúng tôi, heo bạn có thể bị bênh phù đầu. Bệnh phù đầu sưng mặt ở lợn con sau cai sữa Bệnh sưng phù đầu lợn do trực khuẩn E.Coli gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn lợn cai sữa và sau cai sữa 1-3 tuần lễ, giai đoạn này lợn con được tách khỏi mẹ nên thường có thay đổi về thức ăn, dinh dưỡng, chuồng trại nuôi nhốt. Mặt khác những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu vệ sinh cũng là những nguyên nhân làm cho E.Coli phát triển và gây bệnh. Bệnh cũng có thể gặp ở những đàn lợn con còn đang bú mẹ (dưới 40 ngày tuổi) hoặc ở lợn con mới trưởng thành (giai đoạn chuyển sang nuôi thịt) nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Triệu chứng bệnh Bệnh thường diễn ra nhanh, nhiều trường hợp lợn chết đột ngột không biểu hiện triệu chứng hoặc trước đó lợn đi chao đảo, hay nằm, vận động thiếu phối hợp. Trên một đàn lợn, bệnh thường xảy ra trên các con lớn nhất, sau đó lây sang các con khác. Hiện tượng phù thũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh, thường thấy ở vùng đầu như: gây phù mí mắt làm mắt như lồi ra ngoài; phù ở hầu chèn ép thanh quản làm thay đổi tiếng kêu của lợn (tiếng khàn): phù thũng não và bị chèn ép dẫn đến những triệu chứng thần kinh co giật, liệt 2 chân sau, chuyển động mất định hướng, đâm đầu vào tường. Hiện tượng choáng cấp tính cũng là triệu chứng thường gặp thể hiện qua sự thở khó, xung huyết ở các niêm mạc (mắt, mồm), xanh tím ở các vùng ngoại biên như tai, mõm. Thân nhiệt của lợn bình thường, không sốt, lợn có thể bị tiêu chảy hoặc không tiêu chảy. Tỷ lệ chết thay đổi từ 40 đến 90% thậm chí 100%. Bệnh tích - Heo chết nhanh vì thế ít giảm khối lượng, tích nước dưới da, phù mí mắt, tím ở ngực, máu đặc và thẫm. - Dạ dày, ruột chứa đầy thức ăn không tiêu, thành ruột xuất huyết nặng. Đường cong lớn ở dạ dày thủy thủng. Màng treo kết tràng, ruột non, trực tràng, xoang ngực và bụng tích nước. - Viêm màng phổi và viêm phổi nặng. - Gan, lách sưng tụ huyết, xuất huyết. - Hạch ruột, hạch bẹn, mí mắt, lỗ tai, mặt, thanh quản thủy thủng. Cách phòng bệnh Khi độc tố của E.Coli đã nhiễm vào máu thì mọi việc chữa trị đều không hiệu quả. Do vậy phòng bệnh là cách duy nhất để tránh bệnh sảy ra. 1. Vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng Luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, khô ráo; thức ăn, nước uống hợp vệ sinh nhằm giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Sau mỗi lứa cần sát trùng và tẩy uế chuồng trại bằng thuốc Prophyl, Halamid, Hanlotdin hoặc vôi bột... - Tập cho lợn ăn sớm vào tuần lễ thứ hai bằng thức ăn thế sữa. - Cung cấp cho lợn con đầy đủ các nhu cầu về vitamin và khoáng chất (bổ sung premix vào khẩu phần ăn). Khi thay đổi thức ăn cho lợn phải thay đổi từ ít đến tăng dần trong 3 ngày sau đó mới cho ăn hoàn toàn thức ăn mới. - Khi cai sữa nên giữ lợn con ở lại chuồng và chuyển lợn mẹ sang chuồng khác. Trong những ngày đầu không nên cho lợn ăn quá nhiều, giảm chất bột, chất đạm và tăng thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Khi lợn ăn xong dọn sạch máng ăn, máng uống không để thức ăn dư thừa trong máng. 2. Phòng bằng thuốc kháng sinh: Là biện pháp rất quan trọng và cần thiết, không nên bỏ qua, kể cả khi đã thực hiện tốt biện pháp phòng bệnh bằng vệ sinh chăm sóc hay đã tiêm phòng bằng văcxin cho lợn. Dùng kháng sinh trong vòng 3 ngày liền và lặp lại khi cần thiết đối với những trường hợp sau: khi cai sữa cho lợn con; khi thay đổi thức ăn; khi chuyển nuôi thịt, thay đổi chuồng trại, hoặc nhập lợn về.... Khi trong đàn có con có triệu chứng phải cách ly con ốm và phòng bệnh toàn đàn cho lợn bằng các loại kháng sinh sau: Colistin, Norfloxacin, Gentamycin… Kết hợp với việc ngừng cho lợn ăn 12 giờ và cho uống tự do, sau đó cho ăn lại từ ít đến tăng dần đến đủ khẩu phần thức ăn có trộn kháng sinh. Chúc bạn thành công |
-
Cách vận chuyển lươn giống như thế nào để bảo đảm an toàn cho lươn?
-
Tôi ở tỉnh Phú Yên, tôi có thể mua lươn giống ở cơ sở nào,Cách chọn lươn giống tốt và cách phòng và trị bệnh cho lươn như thế nào?
-
Gia đình em ở na hang - tuyên quang muốn mua chim cút giống nuôi mà không biết mua ở đâu ,vậy bạn của nhà nông có thể cho xin 1 vài địa chỉ được không ạ
-
Em muốn mua thỏ giống newzilan k biết ở tỉnh bình định nơi nào bán giống tốt
-
Tôi đang muốn nuôi ếch không biết có trang trại nào ở khu vực miền tây giao hàng tận nơi không?
-
Em ở Hải Phòng, em muốn tìm mua lươn giống ở khu vực An Dương, Hải Phòng. Nhờ chương trình cho em số điện thoại và đại chỉ?
-
em muốn hỏi cho lươn ăn giun thì cần phải làm thế nào cho sạch đất ạ?mong BBT giúp em với.
-
Em ở mù cang chải và muốn mua lợn rừng giống thuần chủng 100% loại lợn mặt dài thi có thể mua ở đâu ạ, liên hệ với ai vậy?
-
Cho em hỏi, em ở thái nguyên hiện em đang muốn đầu tư nuôi lợn rừng. vay em phải mua giống ở đâu cho con giống tốt ạ !
-
Tôi ở thái nguyên. Tôi muốn mua lợn giống gây nái thì mua ở đâu?
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |