Câu hỏi: Nhà tôi có nuôi một đàn ong. Không hiểu sao, đàn ong tự nhiên bay đi hết. Tôi muốn hỏi nguyên nhân tại sao và cách phòng chống hiện tượng này như thế nào?

Người hỏi: Ngô Văn Duy

Email: ngduy365@yahoo.com.vn - Điện thoại: 0313982865

Địa chỉ: Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Trả lời

Chào bạn!

Bốc bay là một đặc điểm sinh hoạt của con ong khi điều kiện sinh sống của chúng tại tổ cũ không phù hợp nữa.

Nguyên nhân làm cho ong bốc bay như sau:

- Vùng ong hoạt động thiếu nguồn hoa. Ong thợ quyết định đi tìm địa điểm mới có nhiều nguồn thức ăn hơn.

- Nhiệt độ trong thùng ong không phù hợp hoặc quá nóng hoặc quá lạnh mà ong thợ đã hết khả năng điều hoà như quạt cánh khi nóng, tụ nhau lại khi lạnh. Những con ong thợ phải đi tìm chỗ khác mát mẻ hơn hoặc ấm áp hơn.

- Vị trí đặt tổ ong không được yên tĩnh thường có súc vật đi qua, bị các thiên địch vào phá tổ, thậm chí kỹ thuật chăm sóc ong thường làm xáo động tổ ong luôn, các ong thợ nhận thấy ở đây không an toàn và có xu hướng đưa đàn ong đi nơi khác.

- Đàn ong bị sâu bệnh phá hoại bánh tổ.

- Khi trong trại ong có một đàn ong bốc bay sẽ kích thích các đàn ong khác cũng muốn bốc bay.

- Đàn ong bị mất ong chúa

Biểu hiện đàn ong bốc bay

- Một là nhận thấy chúa ngừng đẻ trứng hoặc đẻ rất ít, các lỗ nhộng đã nở thành con gần hết.

- Hai là ong thợ không đi làm, có vài con chỉ bay ra bay vào.

- Ba là trong cầu ong đã bị ong ăn hết mật dự trữ hoặc còn lại cũng rất ít.

- Bốn là nhìn đàn ong chạy đi chạy lại làm lộn xộn, đám ong thợ như đang chuẩn bị cho một cuộc hành trình đi xa.

Xử lý và phòng tránh

Khi đàn ong có các biểu hiện trên thì có thể kết luận đàn ong đó đang chuẩn bị bốc bay và kịp thời xử lý các biện pháp để giữ lại không cho bốc bay.

- Việc xử lý dầu tiên là phải đóng ngay cửa tổ ong lại không cho ong chúa ra ngoài.

- Sau đó tìm cách bắt và nhốt chúa vào lồng chúa. Giữ được chúa, đàn ong sẽ ở lại và không thể rời tổ được.

Cần tìm nguyên nhân nào đã làm cho ong muốn bốc bay để khắc phục. Khắc phục được nguyên nhân rồi cũng phải để vài ngày cho đàn ong ổn định mới thả chúa ra, đàn ong trở lại bình thường.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...