Câu hỏi: cho e hỏi cách kích thích hoa cúc vụ đông xuân ra hoa ạ. hiện tại nhà e trồng mà chưa có nụ hoa. nên sử dụng cách nào để kích thích ra hoa ạ

Người hỏi: lê thúy kiều

Email: thuykieu.a1k54@gmail.com - Điện thoại: 01686191009

Địa chỉ: vĩnh thủy, vĩnh linh, quảng trị

Trả lời

Chào bạn

Trước tiên bạn cần biết bạn đang trồng giống cúc gì? Sau đó áp dụng kỹ thuật che saq1ng hay chiếu sáng vào ban đêm hoặc tưới nước ấm để nâng nhiệt độ

Nông dân Việt Nam trồng hoa kiểng dựa vào kinh nghiệm cá nhân hay từ ông bà, cha truyền con nối. Trồng hoa bán trong dịp Tết âm lịch ở các tỉnh miền Nam là một ví dụ. Nông dân các tỉnh Tiền Giang, nhất là vùng Sa Đéc, có kinh nghiệm trồng hoa Tết như Cúc và Vạn Thọ trổ hoa đúng vào dịp Tết. Kỹ thuật này dựa vào kinh nghiệm chứ chưa dựa vào kiến thức khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn, để sản xuất chậu hoa Cúc bán vào dịp Tết, với giống hoa Cúc dài ngày như giống cúc Mâm Xôi, nông dân vùng Chợ Lách bắt đầu giâm cành cúc khoảng 6 tháng trước Tết, vào thời gian mồng 6-10 tháng 6 ÂL với đọt cúc có 5 lá (gọi là cơi đọt) hay khoảng 24-30/6 ÂL với đọt 4 lá, và khoảng 20 ngày sau thì trồng vào chậu hay giỏ tre. Với các giống Cúc ngắn ngày, như cúc Đài Loan, cúc Tiger thì giâm cành trễ hơn, vào khoảng 15/8 ÂL, khoảng 2 tuần sau thì mọc rễ, và trồng vào chậu trong khoảng 01-15/9 ÂL. Đối với các giống Cúc thật ngắn ngày như Cúc Vạn Thọ Sa Đéc, thì trồng vào khoảng 15/10 ÂL. Trồng như vậy, trong thời tiết bình thường thì cúc trổ hoa đầu vào khoảng 20/12 ÂL và nở rộ trong thời gian tết. Để chậu cúc có nhiều hoa, sau khi trồng 2-3 tuần thì bấm ngọn để cây mọc nhiều cành. Việc trồng hoa cúc theo ngày tháng thời vụ này hoàn toàn tùy thuộc vào thời tiết, mà thời tiết thì không năm nào giống năm nào. Cũng dựa theo kinh nghiệm, nếu năm nào thấy hoa Cúc có dấu hiệu sẽ nở sớm hơn thì nông dân bón nhiều phân đạm, bớt tưới để trì hoãn việc nở hoa. Nếu năm nào thấy hoa sẽ nở trễ (sau Tết) thì họ thúc hoa nở sớm hơn bằng cách tưới nước ấm vào gốc, v.v. Tóm lại, đó chỉ là kinh nghiệm cá nhân ở một địa phương. Kinh nghiệm ở địa phương này không áp dụng được ở một địa phương khác, nhất là nơi có khác biệt nhiều về vĩ tuyến. Kinh nghiệm của bác nông dân ở Sa Đéc có thể áp dụng ở Mỹ Tho, hay Hóc Môn, vì cùng chung vỉ tuyến, nhưng không áp dụng được ở đồng bằng sông Hồng, vì cách biệt quá lớn về khí hậu qua cách biệt vĩ tuyến.

Chẳng hạn từ Nha Trang trở ra Bắc, cũng trồng giống cúc 4 tháng (từ trồng đến Tết), nhưng sau khi trồng, để có nhiều hoa đúng tết, nông dân phải thắp thêm đèn.

Tại Nha Trang (Vỉ tuyến 12º25N), thời gian thắp thêm đèn là 30 ngày sau khi trồng, sau đó là để tự nhiên, không có đèn trong 60-90 ngày.

Tại Tuy Hòa (vĩ tuyến 13ºN), thời gian không đèn là 50-60 ngày trước tết.

Tại Hà Nội (Vĩ tuyến 20ºN), thời gian không đèn là 50 ngày trước tết.

Sinh học về nở hoa ở Cúc.

Đa số cúc trồng thuộc loài Chrysanthemum morifolium nguồn gốc Á Châu, được canh tác làm hoa kiểng ở Tàu từ 2000 năm nay, và cúc được lan truyền khắp thế giới vì hoa đẹp và dễ trồng. Có 2 yếu tố chính để cúc ra hoa là thời gian chiếu sáng (vào ban ngày hay quang kỳ), và nhiệt độ. Các yếu tố khác như ẩm độ đất và dinh dưỡng cũng phụ họa giúp việc ra hoa nhưng không giữ vai trò thiết yếu. Trước tiên bạn cần nắm giống cúc thuộc nhóm nào

Bảng 1. Phân loại nhóm giống dựa vào phản ứng với thời gian ban-ngày có nhiệt độ 18-20ºC

Phân loại giống Cúc dựa vào nhật-kỳ tới hạn

 

Nhật kỳ tới hạn (giờ, phút)

Nhóm giống

Thời gian từ lúc gặp ngày ngắn tới trổ

(tuần lể)

Tạo nụ hoa

Để hoa nở

I- Rất sớm

6

16 giờ

13 giờ 45 phút

II- Sớm

8

15 giờ 15 phút

13 giờ

III- Lở

10

14 giờ 30 phút

13 giờ

IV- Muộn

12

13 giờ

12 giờ

V- Rất muộn

15

11 giờ

10  giờ

Dựa vào thời gian kể từ lúc gặp ban-ngày ngắn tới lúc hoa trổ, cúc được phân loại thành 5 nhóm giống từ “rất sớm” đến “rất muộn”. Có lẽ, giống Cúc Mâm Xôi (gốc Nhật) thuộc nhóm “muộn”, còn giống “Cúc Sa Đéc” là giống “sớm”. Đa số các giống cúc trồng ở Việt Nam và Thái Lan thuộc nhóm giống Sớm hay Lở, 8 đến 10 tuần sau khi gặp ban-ngày ngắn thì hoa nở. Cành cúc giâm có 4-5 lá là lúc bắt đầu cảm nhận được thời gian ban-ngày. Các giống cúc từ “rất sớm” đến “muộn” đều ra hoa quanh năm khi trồng ở Việt Nam, vì thời gian ban-ngày trên khắp lãnh thổ Việt Nam đều ngắn hơn nhật-kỳ tới hạn để ra nụ hoa (13-16 giờ) và để nở hoa (12 - 13 giờ  45 phút) (Bảng 1), vì thời gian ban-ngày dài nhất là 14 giờ 15 phút ở Hà Nội vào ngày 21/6 dương lịch (Bảng 1).

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Trong thời gian áp dụng ngày dài, nhiệt độ tối hảo để cây cúc tăng trưởng là 20° - 22°C, nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ này làm giảm sự tăng trưởng, nhưng không ảnh hưởng đến việc ra hoa sớm hay muộn.

Cúc tượng nụ hoa trong vòng 10 ngày sau khi gặp ngày ngắn, và hoàn toàn phát triễn, mắt thấy rõ được, sau khi gặp ngày ngắn được 28 ngày. Sau ngày này, nụ hoa tiếp tục phát triển trổ hoa dầu gặp ngày dài hay ngắn. Việc điều chỉnh ra hoa sớm hay trể hơn tùy thuộc vào nhiệt độ.

Nhiệt độ thích hợp nhất cho cúc trổ hoa là 17 - 22°C trong thời gian áp dụng ngày ngắn. Nhiệt độ cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ này đều làm trì hoãn việc ra nụ hoa và nở hoa (Hình 1). Nếu nhiệt độ giảm từ 17°C xuống 13°C hoa trổ  trể hơn từ 5 đến 56 ngày tùy giống. Tăng nhiệt độ càng quá 24°C thì càng trì hoãn việc tạo vả trổ hoa.  Giống thích hợp xứ lạnh thường ít trể khi nhiệt độ giảm dưới 18°C, nhưng trể nhiều khi gia tăng nhiệt độ cao hơn (như giống C). Ngược lại, giống cúc thích hợp vùng nhiệt đới, trổ hoa rất trể khi gặp nhiệt độ lạnh, nhưng chỉ trể khi tăng nhiệt độ cao quá 30°C (như giống A).

Một khi nụ hoa có đường kính khoảng 2,5 mm (mắt thấy rõ), thì nhiệt độ từ 14°C đến 23°C không có ảnh hưởng gì đến việc trổ sớm hay trễ. Nhiệt độ từ 27° đến 34°C không những làm đình trệ việc ra hoa mà còn cho hoa nhỏ hơn, có màu nhạt và phẩm chất xấu. Nhiệt độ cao xảy ra trong vòng 2 tuần sau khi gặp ngày ngắn thì có ảnh hưởng làm trổ bông trể hơn là khi gặp nhiệt độ cao sau thời kỳ này.

Chúc bạn thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...