Câu hỏi: Cá sặc giống Thái lan có ưu điểm gì hơn so với cá sặc của Việt Nam? Hiện nay cá sặc giống Thái lan đã có ở Việt nam chua? Ở miền Tây nuôi cá sặc nhiều nhưng cung vẫn không đủ cầu. Nhất là cá sặc loại 4-6 con để làm khô. Nên phải nhập của Thái ,Campuchia,.. . Có phải cá sặc khó nuôi lớn và thời gian nuôi lâu ( trên 1 năm)? Thái lan nuôi cá sặc đạt loại 4-6 con thì thời gian nuôi khoảng bao lâu? cho ăn thức ăn chế biến hay công nghiệp? Mật độ khoảng bao nhiêu con /mét vuông mặt nước ? Có mô hình nào nuôi cá sặc ở Thái Lan ... đạt hiệu quả tốt. Rất mong có được những thông tin sớm.

Người hỏi: anh lan

Email: abienxanhvt@yahoo.com.vn - Điện thoại: 0918635748

Địa chỉ: 49/2C Quang Trung Gò Vấp HCM

Trả lời

Hiện nay, chúng ta có nhập cá sặc rằn giống Thái Lan vì nguồn giống có chất lượng, tốc độ tăng trưởng cao và có khả năng chống chịu bệnh tật tốt. Cá sặc rằn (có tên khoa học là Trichopodus pectoralis) là loài cá nước ngọt  phân bố rộng sống trong vùng nhiệt đới về phía đông, thái Lan, Campuchia, Malaysia, lưu vực song Mekong, Lào,Malakka, sông Chao Phraya. Còn ở nước ta sống ở miền nam tập trung chủ yếu tại Cà Mau và Kiên Giang. Thích hợp ở vùng nước chảy chậm có thảm thực vật dày.

Bạn có thể tham khảo phương pháp nuôi như sau:

1. Chọn và cải tạo ao nuôi:

Ao nuôi phải không quá rộng cũng không quá hẹp vì ao quá rộng thì khả năng đầu tư cao, rủi ro càng nhiều. Còn đối với ao quá bé thì môi trường nước dễ biến động, khi nuôi cá Sặc Rằn, cá dễ bị shoock môi trường dẫn đến hao hụt nhiều, thiệt hại về kinh tế đối với người nuôi. Nên diện tích thích hợp nhất từ 1.000 - 10.000m2. Độ sâu ao từ 1,5 - 2m. Ao nuôi phải gần nguồn nước không ô nhiễm. chủ động được nguồn nước cấp cũng như cách ly được nguồn nước thải đối với cộng đồng dân cư xung quanh. Ao phải gần hoặc tiện lợi cho việc cung cấp thức ăn và vận chuyển cá. 

Cải tạo ao nuôi:

- Tháo cạn nước, bắt hết cá tạp, cua, ốc,…

- Phát hoang bờ ao, lấp các hang cua, ếch, các lỗ mọi,…

- Vét bùn, chỉ để lại lớp bùn dày 2 tấc và dọn sạch đáy ao.

- Khử trùng đáy ao bằng vôi nông nghiệp: Từ 7-10kg/100m2.

- Phơi đáy ao từ  3-5 ngày, khi bùn dưới đáy ao khô đến khi thấy có vết nứt chân chim là được.

- Cấp nước cho ao nuôi với mức nước 5 tấc.

- Bón lót đáy ao để gây nguồn thức ăn cho cá giai đoạn mới chuyển về. Có thể bón bằng phân chuồng đã ủ hoai mục hoặc có thể dùng bột đậu nành cũng được.

- Cấp nước đủ cho ao nuôi. 

2. Chọn và thả giống:

- Giống Sặc Rằn có kích cỡ thích hợp nhất để nuôi thương phẩm là 200 - 250 con/kg. Con giống phải khỏe mạnh, đồng cỡ, bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng đặc trưng cho loài, không dị tật, dị hình.

- Thời gian thả giống: Tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc đó thời tiết mát, cá thả xuống không bị shock, ít hao hụt.

- Thả cá giống: Phải để bao cá giống xuống ao nuôi từ 10 - 20 phút rồi mới thả cá từ từ ra ngoài, tránh cá bị shock nhiệt độ, hạn chế hao hụt. 

3. Quản lý và chăm sóc:

Sau khi thả cá, việc quản lý môi trường ao nuôi là việc làm rất cần thiết và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình nuôi vì môi trường nước ao nuôi mới chính là yếu tố quyết định thắng lợi của vụ nuôi.

- Thay nước: Trong quá trình nuôi cá Sặc Rằn phải định kỳ thay nước cho cá, với chu kỳ 7-10 ngày thay nước một lần, lượng nước thay bằng 30-50% lượng nước trong ao tùy theo giai đoạn nuôi mà lượng nước thay cũng như số lần thay trong tháng sẽ nhiều đối với cá lớn và ít đối với cá nhỏ.

- Thức ăn cho cá Sặc Rằn có thể là cám tấm hoặc bột cá trộn lại nhưng đối với hiện nay, thường nuôi bằng thức ăn công nghiệp dạng viên, tùy theo giai đoạn cá nuôi mà có những loại thức ăn khác nhau. Cá còn nhỏ, cho ăn thức ăn 35% đạm với khẩu phần ăn từ 7-10%. Giai đoạn cá lớn, cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm thấp bằng 30% với khẩu phần ăn 3-7% trọng lượng cơ thể cá nuôi. 

4. Thu hoạch:

Cá Sặc Rằn nuôi khoảng 7-8 tháng, đạt trọng lượng từ 15 -20 con/kg là có thể thu hoạch được. Trước khi thu hoạch cá phải bỏ đói cá từ 1 - 2 ngày cho cá khỏe, khi kéo lưới để hạn chế hao hụt, dùng lưới kéo có mắt lưới thích hợp để kéo cá. Cá lớn thì thu bán, cá nhỏ để lại nuôi tiếp cho đến khi đúng cỡ thương phẩm mới thu hoạch tiếp.

Bởi vì, cá sặc đạt chiều dài chừng 2-3 cm cần nuôi sau một tháng. Cá thuộc loại chậm lớn, nếu bạn muốn thu hoạch cá trong khoảng từ 4-6 con/kg, cá cần được nuôi gần 1 năm trở lên.

Chúc bạn thành công!!

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...