Câu hỏi: nhờ chương trình giúp em chữa căn bệnh ăn lông non ở gà , khi gà bat đầu mọc lông khoảng 1cm ?

Người hỏi: Nguyễn Thanh Bình

Email: binh_byboy@yahoo.com - Điện thoại:

Địa chỉ:

Trả lời

Chào anh.

Đây không phải là bệnh của gà mà đây là tập tính của gà. Do các nguyên do sau đây:

- Mật độ nuôi: Mật độ nuôi quá cao, trong mùa nắng nóng gà bị stress nặng sinh ra cắn mổ nhau; thức ăn không đảm bảo dinh dưỡng cần thiết, nhất là đạm, acid amin, vitamin, khoáng, muối, chất xơ... cho gà. Đặc biệt, trong giai đoạn thay lông, giai đoạn cho năng suất cao.

-Cường độ ánh sáng: Khi cường độ chiếu sáng cho đàn gà quá cao vào một thời điểm nào đó trong ngày cũng có thể kích thích đàn gà trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.

Trên cở sở đó chúng ta có những biện pháp như sau:

Hạn chế stress gây hại ở gà, không nuôi với mật độ quá cao, chuồng trại phải được thông thoáng tốt, hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào trại...; thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn, nhất là đạm, chất lượng đạm và các acidamin thiết yếu, khoáng, vitamin... đặc biệt giai đoạn gà con mọc lông, gà hậu bị thay lông và gà đẻ cho năng suất trứng cao...; thường xuyên cung cấp đầy đủ nước uống sạch và mát cho gà; gà đẻ nuôi công nghiệp phải được cắt mỏ trước khi đẻ 2 - 3 tháng.

Khi xảy ra hiện tượng cắn mổ nhau chưa tìm được nguyên nhân thì phải tiến hành một số công việc có tính tổng hợp để can thiệp như sau: Nhanh chóng cách ly những gà cắn mổ ra khỏi đàn, dùng thuốc Xanh Methylen bôi vào vết thương để chống nhiễm trùng và tránh gà tiếp tục bị mổ; cho gà uống Catosal với liều 1cc/2 lít nước, liên tục trong 3 ngày; tăng cường thông thoáng và hạn chế các tác động làm xáo trộn đàn gà. Đối với những trại nhỏ có thể dùng rau xanh, non ngon rửa thật sạch, bó thành những bó nhỏ treo quanh trại để gà lo tập trung ăn rau, không cắn mổ nhau. Trộn bổ sung Lysine và Methionine vào thức ăn với liều 200g mỗi loại/100kg thức ăn, đồng thời tăng hàm lượng đạm của thức ăn lên thêm 1 - 2%, ngay sau khi phát hiện gà cắn mổ và duy trì đến khi đàn gà ổn định trở lại. Kiểm tra lại máng uống để đảm bảo có đủ nước sạch và mát cho gà.

Mặt khác nên cách ly gà bị mổ ra ngoài.

 

Chúc anh thành công

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...