Câu hỏi: Cho hỏi: hiện nay em đang nuôi bồ câu Pháp kiểu bán công nghiệp, nhưng thỉnh thoảng có một số bồ câu bị hiện tượng: đứng ủ rũ một chỗ, bỏ ăn, mắt nhắm, chảy nước mắt, uống nước nhiều, đi phân nhanh nhợt. Thế chim bồ câu nhà em bị bệnh gì? Giúp em cách chữa trị. Em chân thành cảm ơn…

Người hỏi: phung cong thong

Email: khong co - Điện thoại: 0962254245

Địa chỉ: taydang_bavi_hanoi

Trả lời

Xin trả lời câu hỏi bạn như sau:

Theo những triệu chứng mô tả có thể đàn chim bệnh tụ huyết trùng. Bệnh  tụ  huyết  trùng  là một  bệnh  truyền nhiễm cấp tính của gia cầm và chim. Bệnh do vi khuẩn Pasteurell  aviseptica gây ra. ở Việt Nam bệnh thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa. Mầm bệnh xâm nhập vào cơ  thể gia cầm qua đường tiêu hoá và hô hấp do gia cầm ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm bệnh hoặc hít phải bụi ngoài không khí có mầm bệnh...

Triệu chứng bệnh trong giai đoạn cấp tính gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt, tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

Điều trị bệnh bằng cách dùng kháng sinh kết hợp vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng.

+ Kháng sinh: Dùng Amoxicillin Trihydrate (sản phẩm BIO-AMOXICILLIN 50%) pha đều 1g / 5 - 6 lít nước uống hoặc 1g / 2 - 3 kg thức ăn, trong 3 ngày. Ngoài ra, có thể dùng các kháng sinh như Flumequin, Sunfamerazin, Sunfaquynoxalin liều 20mg/kg thể trọng (hoặc 1g/lít nước). Các loại thuốc trên phải sử dụng  từ 3-5 ngày.

+ Vitamin: Vitamin C (sản phẩm BIO-VITAMIN C 10%) )liều 2 g / lít nước hoặc 5g/ kg thức ăn, dùng liên tục từ 4 - 5 ngày. Có thể dùng các loại vitamin tổng hợp như A,D, E, B, K, C… (sản phẩm BIO-VITAMINO ORAL).  

Cần chú ý vệ sinh chuồng và dụng cụ bằng thuốc sát trùng (có thể dùng Benkocid, Biodine…) để mật độ vi khuẩn có trong chuồng nuôi.  

Tuy nhiên, nhằm xác định bệnh chính xác, bạn nên liên hệ cơ quan thú y địa phương để cán bộ thú y chẩn đoán bệnh chính xác thông qua quan sát triệu chứng và mổ khám bệnh tích. Các loại thuốc thú y bạn liên hệ tại các cửa hàng thuốc thú y. Cần xem kỹ hướng dẫn trên bao bì để sử dụng đúng liều lượng.

 

Trân trọng kính chào

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...