“Trí ốc” giàu từ ốc…

Theo anh Trí, nuôi ốc bươu đen không quá khó, chỉ cần cung cấp đầy đủ thức ăn và trong quá trình chăm sóc chú ý đến chất lượng nguồn nước

ĐTO - Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, chàng thanh niên 28 tuổi tên Nguyễn Văn Trí ở ấp An Thạnh, xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã từ bỏ công việc làm thuê ở đất Mỹ Tho (Tiền Giang) và “bén duyên” với những con ốc bươu đen, xây dựng thành công mô hình nuôi ốc tại xã An Nhơn, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng.

Trí kể, năm 2019, bắt đầu từ 0,5kg trứng ốc mua ở Vĩnh Long. Vì chưa có kinh nghiệm trong kỹ thuật ấp giống nên lượng ốc con thu về chỉ đạt 40%. Sau thời gian ươn nuôi, Trí đã tự mày mò, tích lũy kinh nghiệm để thành công nuôi ốc bố mẹ lấy trứng và ấp trứng bán con giống. Kết quả trong vụ đầu, Trí đưa ra thị trường 4.000 con ốc giống, giá 400 đồng/con. Sau thời gian nuôi, “Trí ốc” (biệt danh của Trí) “lên tay”, ước trung bình mỗi tháng cung cấp cho thị trường khoảng 50 ngàn - 60 ngàn con giống, thu nhập 15 triệu – 25 triệu đồng.

Ngoài ra, tận dụng 5 ao vườn nhà và nguồn phụ phẩm trái cây tại địa phương như ổi, mít,... Trí quyết định thả nuôi ốc thương phẩm. Trí thông tin, mật độ nuôi khoảng 500 – 700 con/m2 là phù hợp đối với loại động vật này khi nuôi trên ao bùn. Mặt khác, trong quá trình nuôi cần phải tỉ mỉ trong khâu chăm sóc, chú ý quan sát, theo dõi ốc hàng ngày, đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn nước. Hiện tại, với tổng diện tích mặt nước khoảng 1.000m2, sau hơn 3 tháng thả nuôi, anh thu về khoảng 750kg ốc thương phẩm.

Là người tiên phong khởi nghiệp từ con ốc trên xã An Nhơn, nhưng Trí không giữ “độc quyền” và sẵn sàng cung ứng nguồn giống, đồng thời thu mua ốc thương phẩm tạo đầu ra cho người nuôi ốc tại địa phương. Thế là, “Tổ hợp tác nuôi ốc thương phẩm” trên địa bàn xã ra đời vào tháng 9/2020. Lúc đầu, tổ hợp tác chỉ có 4 thanh viên tham gia, đến nay đã có 24 người. Hiện tại, trung bình, mỗi ngày Trí thu mua từ các thành viên tổ hợp tác đều đặn hơn 100kg ốc thương phẩm để cung cấp cho thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...

Chị Nguyễn Thị Hồng Muội – Bí thư Huyện đoàn Châu Thành cho biết, đây là một trong những mô hình khởi nghiệp có hiệu quả trên địa bàn huyện trong thời gian qua. Mặc dù với quy mô còn khiêm tốn nhưng đối với một địa phương thuần nông nghiệp như Châu Thành thì đây chính là cách để giúp thanh niên nông thôn có công ăn việc làm, từng bước xây dựng kinh tế cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Theo Báo Đồng Tháp Online

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Quy trình sản xuất giống cá lăng vàng

1. Thuần dưỡng và nuôi vỗ bố mẹ

1.1 Thuần dưỡng cá làm bố mẹ

Nếu cá bố mẹ có nguồn ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...