Kiệu Tam Nông trúng giá
Những năm qua, bên cạnh nguồn lợi chủ lực từ cây lúa, khoai môn, chăn nuôi và khai thác thủy sản..., nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) còn đầu tư phát triển nghề trồng kiệu - một loại hoa màu cao cấp, vừa giải quyết việc làm - vừa mang lại nguồn lợi kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười.
Vụ củ kiệu này, toàn huyện đã trồng hàng chục hecta, tập trung nhiều tại xã Phú Hiệp, Phú Đức, Phú Cường và Phú Thành B. Hiện bà con đang thu hoạch gần dứt điểm vụ kiệu năm 2013, với năng suất bình quân đạt khoảng 3 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/công. Chị Trương Thị Mỹ Phước, ở ấp K10, xã Phú Hiệp vừa mới thu hoạch 3 công kiệu, thu lãi trên 50 triệu đồng cho biết: “Mặc dù phải tốn nhiều công sức, vốn liếng đầu tư, nhưng do thổ nhưỡng ở đây phù hợp với cây kiệu nên đem lại nguồn kinh tế cao gấp 5-7 lần trồng lúa. Do hiệu quả cao như thế nên gia đình tôi không ngần ngại phát triển lên 3 công đất ở địa phương và thuê gần 10 công đất ở ngoài xã”.
Muốn trồng một công kiệu, người nông dân phải đầu tư từ 20 - 25 triệu đồng tiền kiệu giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu bơm nước tưới, cỏ rơm khô để phủ gốc kiệu và thuê nhân công trồng kiệu... Năm nay, năng suất bình quân đạt từ 30 - 35 tấn củ kiệu tươi thương phẩm/ha. Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua với giá dao động từ 10.000 đến 15.000 đ/kg củ kiệu tươi; còn củ kiệu phơi khô làm giống bán khoảng 33.000 đ/kg. Với giá bán như vậy, người trồng kiệu Tam Nông còn lãi khoảng 20 triệu đồng/công, sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc. Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên chị Phạm Thị Sương ở ấp K9, xã Phú Đức canh tác 5 công kiệu, sau khi thu hoạch, phơi khô, bán kiệu giống giá 30.000đ/kg, thu được 300 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí và công chăm sóc, chị Sương còn lãi trên 100 triệu đồng!
Cây kiệu là một trong những cây trồng giúp bà con nông dân Tam Nông vượt khó, làm giàu. Tuy nhiên, đầu ra của củ kiệu chưa ổn định, giá cả cũng còn bấp bênh. Có năm, nông dân mở rộng diện tích canh tác thì bị mất mùa, rớt giá; năm thu hẹp diện tích thì lại trúng mùa, trúng giá…
Để phát triển bền vững nghề trồng kiệu, ngoài nắm vững và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, cách trồng đến khâu chăm sóc, thu hoạch, nông dân cần gắn kết nhịp nhàng với các đầu mối tiêu thụ để có đầu ra ổn định.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển mô hình ương nuôi tôm trong nhà vèo
- Đồng bằng sông Cửu Long: Phập phồng tiêu thụ lúa thu đông
- Khoai môn được mùa trúng giá nhưng nông dân vẫn lo
- Tìm lại thương hiệu trái cây Vĩnh Long
- Đề án tái cơ cấu nông nghiệp: Nông dân chưa được tái thu nhập
- Dựng cơ nghiệp từ... gà, thu bạc tỷ mỗi năm
- Làng tỷ phú cam sành
- Triển vọng sản xuất hạt lai bền vững
- Nghề nuôi cá dữ
- Thử nghiệm với những loại nấm mới
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |