Nông dân Gia Lai liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm
Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở tỉnh Gia Lai đã liên kết với các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trồng dâu nuôi tằm. Bước đầu, sự liên kết này đã mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Nghề mới cho lợi nhuận khá
Ông Nguyễn Xuân Kính (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) cho biết: Cách đây khoảng 5 năm, thời điểm giá cà phê xuống thấp, vườn cây của gia đình lại già cỗi, năng suất giảm nên lợi nhuận không nhiều. Cuối năm 2019, một số hộ trong làng mang giống dâu từ Lâm Đồng về trồng để nuôi tằm, bán kén.
Thấy hiệu quả kinh tế từ nghề này khá cao, lại có thể tranh thủ thời gian nhàn rỗi nên ông phá bỏ 7 sào cà phê chuyển sang trồng dâu nuôi tằm. Với 7 sào dâu, ông nuôi mỗi lứa 1-2 hộp tằm và xuất bán kén được 2 lần/tháng với giá 170-180 ngàn đồng/kg.
“Hiện nay, hầu hết bà con ở làng O Pếch đều trồng dâu, hộ ít thì 3 sào, còn nhiều lên đến vài héc ta. Chi phí đầu tư trồng 1 ha dâu thấp hơn các loại cây khác khoảng 30 triệu đồng, thời gian thu hoạch 4-5 tháng và chu kỳ này kéo dài nhiều năm.
Hiện nay, bà con không chỉ tận dụng lao động nhàn rỗi để có nguồn thu nhập ổn định từ nghề trồng dâu nuôi tằm mà các sản phẩm phụ của cây dâu còn được tận dụng ủ phân hữu cơ bón cho cây cà phê”-ông Kính chia sẻ.
Còn ông Trần Ngọc Minh-Tổ trưởng Tổ liên kết trồng dâu nuôi tằm (làng O Pếch) cho biết: Tổ hiện có hơn 50 thành viên trồng dâu nuôi tằm với diện tích khoảng 40 ha. Mối “lương duyên” với cây dâu của các thành viên bắt đầu từ cuối năm 2019 khi ông qua Lâm Đồng học tập kỹ thuật, mua giống dâu về trồng trên diện tích cà phê già cỗi. Thấy việc trồng dâu nuôi tằm có hiệu quả, ông từng bước nhân giống cho bà con trong làng cùng trồng để nuôi tằm.
“Mô hình trồng dâu nuôi tằm giúp người dân có nguồn thu nhập thường xuyên. Tằm là vật nuôi ngắn ngày, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh không quá phức tạp và đầu ra ổn định.
Riêng tôi, với 1,5 ha dâu mỗi tháng nuôi khoảng 7 hộp tằm. Với giá kén 180-190 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 25-30 triệu đồng/tháng. Tôi đang nhân giống tằm nhỏ để mở rộng quy mô và cung cấp con giống cho người dân sản xuất đảm bảo chất lượng”-ông Minh cho hay.
Mở hướng phát triển bền vững
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 430 ha trồng dâu nuôi tằm, năng suất lá bình quân 25-30 tấn/ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Chư Sê, Đak Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Mang Yang. Hầu hết người trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh đều nhập giống từ tỉnh Lâm Đồng và Hà Nội về nuôi.
Khoảng 4 năm trở lại đây, nhờ giá kén ổn định nên đã mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân. Ngoài ra, nghề trồng dâu nuôi tằm còn giải quyết được việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở khu vực nông thôn.
Ông Nguyễn Văn Hùng-Giám đốc HTX Kén tằm Gia Lai (xã Kdang, huyện Đak Đoa) cho biết: Mỗi tháng, HTX cung cấp hơn 2.000 hộp tằm giống cho người dân với giá 1 triệu đồng/hộp. Sau khi nuôi khoảng 15-18 ngày, mỗi hộp tằm sẽ thu được bình quân 70-80 kg kén. Sản phẩm được HTX thu mua với giá 195-200 ngàn đồng/kg. Mỗi tuần, HTX thu mua khoảng 20 tấn kén cho người dân.
“Khoảng 4-5 năm tới, Gia Lai sẽ phát triển mạnh nghề trồng dâu nuôi tằm bởi quỹ đất rộng, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, chất lượng kén cũng không thua kém tỉnh Lâm Đồng. Chúng tôi mong muốn có thêm quỹ đất để mở rộng diện tích trồng dâu nuôi tằm và đầu tư xây dựng trang trại, nhà xưởng kéo sợi, giải quyết việc làm cho người dân địa phương nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người nông dân”-ông Hùng cho hay.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, nghề trồng dâu nuôi tằm của tỉnh đang phát triển nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn như: Hơn 90% lượng giống tằm lưỡng hệ đang nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc dẫn đến nguồn con giống chưa ổn định.
Bên cạnh đó, cơ cấu giống dâu còn ít, kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, năng suất lá dâu chưa cao. Việc tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tự phát, chưa hình thành chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp chủ yếu quan tâm sản phẩm tơ, kén, ít quan tâm liên kết cung ứng giống, vật tư đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nên vẫn xảy ra tình trạng giá kén lên xuống thất thường. Nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước cho nghề này còn hạn chế…
Để nghề trồng dâu nuôi tằm phát triển ổn định, các địa phương cần có quy hoạch bài bản. Đồng thời, đẩy mạnh việc quảng bá tiềm năng lợi thế trong phát triển ngành dâu tằm tơ của tỉnh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư.
Đặc biệt, khuyến khích phát triển ngành dâu tằm tơ sản xuất theo hướng liên kết chuỗi thông qua các HTX, tổ hợp tác gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia sản xuất các giống dâu, tằm chất lượng cao, thích ứng với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương.
Nguồn: Mard.gov.vn
Bài viết cùng danh mục
- Thái Bình: Tỏi An Tân xuất ngoại
- Điện Biên: Mô hình “Cánh đồng một giống và nhân rộng lúa cấy bằng máy”
- Tiền Giang: Phát triển các vùng rau màu ứng phó biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai
- Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp thông minh trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Gia Lai người nông dân khấn khởi với giống lúa mới TBR39
- An Giang thoát nghèo nhờ trồng cây Thốt Lốt
- Phát triển thương mại điện tử cho nông sản tại Lâm Đồng
- Cá thát lát Hậu Giang ra thị trường quốc tế
- Vĩnh Phúc: Phát triển chăn nuôi tuần hoàn
- Quảng Bình: Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |