Tướng Giáp - Người tâm huyết với nền nông nghiệp
Tháng 4.1977, Trường ĐH Cần Thơ hết sức vinh dự được Đại tướng đến thăm. Đại tướng xuống tận nơi thăm công trình nghiên cứu ngân hàng lúa giống của tôi và các em sinh viên sưu tầm.
Đại tướng nhắc nhở đội ngũ sinh viên, trí thức trẻ của trường về giống lúa mùa của địa phương cần chú trọng lai tạo giống lúa ngon, có năng suất cao để nâng cao thu nhập cho bà con. Đây là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với thầy trò chúng tôi.
Từ lời động viên, khuyến khích của Đại tướng, trong thâm tâm tôi tự nhủ việc cống hiến phục vụ cho nông dân với khả năng chuyên môn của mình cần phải được đẩy mạnh cho các em sinh viên.
Từ đó, thầy và trò Trường ĐH Cần Thơ đã hết sức nỗ lực, phấn đấu quan tâm làm thế nào không cho nạn đói nghèo hoành hành đất nước mình. Như vụ đông xuân 1977 – 1978, Trường ĐH Cần Thơ đóng cửa suốt 2 tháng trời để đưa tất cả sinh viên xuống nông thôn đem 2.000kg lúa giống IER 36 kháng rầy để giúp bà con nông dân.
Bởi vào thời điểm lúc đó vùng ĐBSCL đang bị “giặc” rầy nâu tấn công dữ dội, khiến nhiều nhà nông tán gia bại sản để lo trị rầy. Sau 2 tháng lúa lên xanh tốt, sinh viên giao lại cho nông dân tiếp tục quản lý, thu hoạch. Sau đó người dân hết sức phấn khởi, vui mừng và những vụ mùa kế tiếp đã đẩy lùi được “giặc” rầy nâu. Có được điều này, tôi nghĩ chính là nhờ sự động viên, kỳ vọng của Đại tướng.Sau 1985, khi Đại tướng đi thị sát Đồng Tháp Mười, tôi vinh dự được tháp tùng ông. Tôi rất kính phục tài tổng hợp vấn đề rất nhanh chóng và chính xác của Đại tướng. Mỗi nơi, Đại tướng bảo chúng tôi: “Các chú có ý kiến thì gạch đầu dòng thôi nhé, để tôi tham khảo và phát biểu với địa phương”. Đại tướng rất gần gũi, trò chuyện thân mật với mọi người, để chia sẻ, lắng nghe những ý kiến đóng góp… làm cho anh em khoa học rất cảm mến.
Tôi nhớ mãi kỷ niệm vào năm 1980, năm đó tôi được mời đi dự hội nghị về lúa tại nước tư bản Philippines. Vào thời điểm đó, lãnh đạo Trường ĐH Cần Thơ, Công an Hậu Giang, Bộ GDĐT, Bộ Ngoại giao không một ai dám ký quyết định cho tôi đi. Vì họ sợ do mình là dân trí thức cũ, sợ đi nước bạn ở luôn không chịu về.
Thế là tôi “làm liều”, trực tiếp đến gặp Đại tướng xin phép nhờ Đại tướng mở đường để đi tham dự hội nghị. Sau khi nghe tôi trình bày nội dung của cuộc hội nghị, Đại tướng hết sức tin tưởng và đồng ý cho đi. Sau đó, tôi đã học tập được rất nhiều kinh nghiệm của nước bạn để về áp dụng trong nghiên cứu và phổ biến nhiều giống lúa vào Việt Nam.
Theo Dân Việt
Bài viết cùng danh mục
- Nhà vườn phía nam bảo vệ sản xuất
- Nghề nuôi ong lấy mật: Đam mê mới thành công
- Cam xoàn mùa nghịch cho lợi nhuận kinh tế cao
- Giá tôm tăng cao, người nuôi trúng lớn
- Làm giàu từ nuôi rắn hổ mang
- Lúa thu đông thiệt đơn thiệt kép
- Xã Mỹ Tân (Cái Bè): Phát triển nghề nuôi ếch
- Nên cơ nghiệp nhờ nuôi trâu
- Kiệu Tam Nông trúng giá
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Phát triển mô hình ương nuôi tôm trong nhà vèo
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |