Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Khuyến cáo nông dân giảm thuốc hóa học để bảo vệ môi trường

Các loài chim, cò tìm thức ăn trên cánh đồng tại xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông

Nhằm đảm bảo môi trường sinh thái, bảo vệ các loài chim, cò và đa dạng sinh học tự nhiên, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông khuyến cáo các hộ nông dân, các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; các ban, ngành huyện và địa phương trên địa bàn huyện hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để canh tác nông nghiệp.

Theo đó, người dân chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết và tuân thủ đúng quy định về liều lượng, cách sử dụng; ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh để vệ sinh đồng ruộng, xử lý ốc bươu vàng, chuột, dế v.v. đảm bảo thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến các loài chim hoang dã, chim di cư.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp duy trì và nhân rộng các mô hình cánh tác lúa sinh thái - hữu cơ; tăng cường áp dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tự nhiên nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường; luân canh, xen canh cây trồng để hạn chế sâu bệnh v.v..

Cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên đang sản xuất nông nghiệp phải gương mẫu, đi đầu để người dân học tập làm theo. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn vận động nông dân tham gia thực hiện các mô hình cánh tác lúa sinh thái - hữu cơ để từng bước tạo nền nông nghiệp xanh - bền vững.

 

Hiện nay, mùa nước lũ trên nội đồng đang rút, người dân tập trung vệ sinh đồng ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân 2024 - 2025, đồng thời trong giai đoạn này nông dân có xu hướng sử dụng nhiều loại thuốc hoá học để phòng trừ dịch hại như: ốc bươu vàng, chuột, dế v.v.. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các loài động vật hoang dã như: chim, cò,… di chuyển ra đồng ruộng để tìm thức ăn với số lượng lớn và có khả năng bị ngộ độc, chết do ăn hoặc uống nước có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Bên cạnh đó, các loài chim, cò,… cũng là đối tượng giúp nông dân tiêu diệt ốc bươu vàng, dế và các côn trùng có hại khác trên trên đồng ruộng.

 

Nguồn: Dongthap.gov.vn

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...