Phát huy vai trò của Hội Nông dân tham gia thực hiện Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp

Hội Nông dân Tỉnh ký kết thoả thuận hợp tác với MobiFone Đồng Tháp về chuyển đổi số trong nông nghiệp giai đoạn 2024 - 2026

Vừa qua, UBND Tỉnh đã ban hành Quyết định số 773/QĐ-UBND-HC ngày 18/7/2022 về ban hành Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).

Đề án là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ truyền thống sang hiện đại và thông minh; giúp nông dân Đồng Tháp tiếp cận, cập nhật kiến thức mới, mở ra cách nghĩ mới, cách làm mới để thay đổi, hòa nhịp xu thế phát triển mới. Đề án xoay quanh 03 trụ cột, (Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số) với mục tiêu cụ thể như sau:

- Chính quyền số: (1) 100% thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện đủ điều kiện được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức 4 và 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật. (2) 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp quản lý (từ tuyến tỉnh, huyện, xã) được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội. (3) 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số để sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản cho yêu cầu công việc.

- Kinh tế số: (1) Hoàn thành cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo các cấp quản lý (tỉnh, huyện, xã). Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã (thông qua phát triển hệ thống phần mềm, ứng dụng thiết bị thông minh) giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp số, sẵn sàng tích hợp vào hệ thống dữ liệu của Tỉnh và Quốc gia. (2) Xây dựng 07 làng thông minh, 07 hội quán ứng dụng IoT vào sản xuất; có 15% đến 20% hội quán, hợp tác xã có ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc, có hoạt động thương mại điện tử. (3) Xây dựng mô hình ứng dụng đồng bộ công nghệ số và thiết bị giám sát IoT, viễn thám giúp thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn của ngành (hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về thổ nhưỡng; về đặc tính thích nghi của cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản; về thông tin thị trường,...) thông qua nền tảng hệ sinh thái nông nghiệp số. (4) 100% sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) có mặt trên các sàn thương mại điện tử; tư vấn hỗ trên 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Xã hội số: Hỗ trợ, tư vấn cho trên 60% nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến.

Để đạt được các mục tiêu của Đề án, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của Hội Nông dân phối hợp với ngành nông nghiệp thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền về Đề án Chuyển đổi số ngành nông nghiệp cho đội ngũ cán bộ Hội và hội viên nông dân.

- Xây dựng dữ liệu đồng bộ, hướng đến tự động hoá trong quy trình thu thập dữ liệu - xử lý - báo cáo - lưu trữ hệ thống dữ liệu thống kê.

- Cập nhật dữ liệu về thiên tai (cụ thể là tình hình sạt lở) xảy ra trên các kênh, rạch, sông trên địa bàn các huyện, thành phố; dữ liệu thông tin cảnh báo, dự báo, cảnh báo sớm về mực nước và khí tượng thuỷ văn cho địa phương, người dân nắm.

- Cung cấp cho hội viên biết khai thác dữ liệu, thông tin trên thiết bị di động của nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, các công cụ và phương tiện để người dân và doanh nghiệp có thể tương tác, truy xuất và sử dụng phục vụ trong sản xuất, kinh doanh.

- Phối hợp xây dựng dữ liệu theo dõi cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng; dữ liệu cơ sở an toàn dịch bệnh chăn nuôi, kết quả giám sát dịch bệnh trên động vật.

- Xây dựng mô hình truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực.

- Tuyên truyền đến hội viên nông dân, thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán thông qua ứng dụng của nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp thực hiện ghi chép nhật ký canh tác, xây dựng mã số vùng trồng trên một số nông sản chủ lực.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực Tổ Khuyến nông cộng đồng về chuyển đổi số nông nghiệp, thị trường và thương mại điện tử; Hỗ trợ hội viên nông dân, thành viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán đăng tin mua bán trên sàn thương mại điện tử.

- Hỗ trợ, tư vấn cho nông dân biết ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng Internet, cách thức quảng bá trực tuyến, mua bán trực tuyến.

Đề án xác định người nông dân có vai trò là chủ thể chính và sẽ được hưởng những lợi ích sau: giúp người sản xuất dễ dàng tiếp cận thông tin về cảnh báo dịch hại, thời tiết, thị trường, thành tựu khoa học, công nghệ mới, tự động hoá và quản trị quy trình sản xuất hiệu quả hơn, đưa nông sản tiếp cận người tiêu dùng nhanh nhất, tiết giảm chi phí trung gian, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất; thay đổi tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, xây dựng người nông dân chuyên nghiệp thích ứng với kinh tế số, kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch sinh thái, tạo ra giá trị mới trong sản xuất; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao thu nhập người dân khu vực nông thôn tiệm cận với thu nhập bình quân chung của Tỉnh.

Thời gian qua, Hội Nông dân Tỉnh đã tổ chức 03 lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp cho 223 cán bộ Hội Nông dân các xã, phường, thị trấn; tổ chức Hội nghị triển khai nền tảng số Hội Nông dân Việt Nam, nền tảng số Nông Nghiệp MobiAgri, Bản đồ Số Nông Nghiệp SmartGIS, Sổ tay quản lý hội viên cho 180 cán bộ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh; ký kết thoả thuận hợp tác với: (1) Ký kết kế hoạch phối hợp với Bưu điện Đồng Tháp về việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, giai đoạn 2021 - 2025”. (2) Ký kết thoả thuận hợp tác với MobiFone Đồng Tháp về chuyển đổi số trong nông nghiệp giai đoạn 2024 - 2026. (3) Ký kết Biên bản ghi nhớ chương trình phối hợp với Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ Felix về hỗ trợ hội viên, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp nông dân lên sàn thương mại điện tử, đồng thời đã tạo tài khoản thương mại điện tử cho 2.437 hội viên nông dân. (4) Ký thoả thuận hợp tác với Viễn thông Đồng Tháp về chuyển đổi số giai đoạn 2024-2028.

Đề án có ý nghĩa quan trọng với tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có vai trò của Hội Nông dân, do đó Hội Nông dân Tỉnh đã đưa vào chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Nông dân Tỉnh, nhiệm kỳ 2023-2028 “Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 70% nông dân biết ứng dụng công nghệ internet vạn vật (IoT) vào quy trình sản xuất, khai thác thông tin cung - cầu thông qua mạng internet; Hỗ trợ ít nhất 8.000 hộ nông dân có tài khoản trên sàn thương mại điện tử” để lãnh đạo thực hiện trong suốt nhiệm kỳ 2023-2028.

Trần Văn Dinh - Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...