Thúc đẩy thực hiện các giải pháp kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải trong chuỗi ngành hàng cá tra

Ngày 5-10, tại TP Cần Thơ, Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTN) phối hợp Sở NN&PTNT TP Cần Thơ và Hiệp hội Cá tra Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hợp tác công tư trong chế biến thủy sản - kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải chuỗi cá tra tại Việt Nam”.

Tại hội thảo, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT cùng ngành chức năng tại các địa phương, Hiệp Hội cá tra Việt Nam và các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế cập nhật, cung cấp đến đại biểu nhiều thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ cá tra ở nước ta và việc thực hiện các giải pháp kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải trong chuỗi ngành hàng cá tra. Thông tin hiện trạng và các thách thức về môi trường, trách nhiệm xã hội đối với ngành hàng cá tra... Giới thiệu công cụ, phương pháp nghiên cứu và công bố kết quả một số nghiên cứu, đánh giá ban đầu liên quan đến phát thải và giảm phát thải chuỗi cá tra. Ðề xuất sáng kiến, giải pháp thúc đẩy hợp tác công - tư và giữa các bên có liên quan nhằm giảm phát thải trong chuỗi ngành hàng cá tra. Cập nhật thông tin và giới thiệu về các dự án, chương trình liên quan đến giảm phát thải cho chuỗi cá tra mà bộ, ngành Trung ương, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đã và đang xây dựng kế hoạch triển khai...

Ðể nâng cao sức cạnh tranh của chuỗi ngành hàng cá tra Việt Nam gắn với việc giảm phát thải, nhiều đại biểu cho rằng, cần tiếp tục hợp tác công - tư để phát huy tốt sáng kiến, cách làm hay trong phát triển kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải. Tăng cường nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ cải tiến các khâu sản xuất giống, nuôi trồng, thu mua và chế biến... giúp tăng năng suất, hiệu quả sản xuất, đồng thời quản lý, khai thác tốt các nguồn phụ phẩm để tạo ra giá trị gia tăng cao và giảm phát thải.

Cá tra là thủy sản nuôi chủ lực phục vụ xuất khẩu của nước ta. Sản phẩm cá tra Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 140 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới và có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỉ USD/năm. Cá tra nuôi chủ yếu tại một số tỉnh, thành vùng ÐBSCL, với tổng diện tích đạt khoảng 6.000ha/năm, sản lượng trên 1,5 triệu tấn. Chuỗi ngành hàng cá tra đã tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngành hàng cá tra vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong chuỗi sản xuất, chế biến, xử lý môi trường, mối liên kết, tiêu thụ. Ðặc biệt, cần tổ chức lại sản xuất, quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào và đầu ra để giảm phát thải khí nhà kính nhằm bảo vệ môi trường, giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường.

Nguồn: Mard.gov.vn

 

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...