Thu ít thì vui, thu hết lại... hoảng
QL 5B nối Hà Nội với Hải Phòng qua Hưng Yên, Hải Dương là đường cao tốc hiện đại nhất tại Việt Nam vừa được khởi công. Với hình thức đổi đất lấy hạ tầng, hàng ngàn ha đất nông nghiệp bờ xôi ruộng mật hai bên QL 5B sẽ được thu hồi để trả cho các nhà đầu tư xây dựng các KCN, KĐT. Nông dân mong mỏi gì từ con đường này, khi mà, chỉ vài năm nữa thôi họ sẽ không còn một tấc đất canh tác nào trong tay.
Mong được thu hồi...
Sau khi QL 5A được nâng cấp, các huyện hai bên đường từ Hà Nội đến Hải Phòng phát triển chóng mặt bằng các dự án công nghiệp. Hưng Yên, Hải Dương dần dần gia nhập câu lạc bộ các tỉnh có nền công nghiệp phát triển với những KCN, CCN ở Văn Lâm, Mỹ Hoà, Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách. Có công nghiệp, có quá nhiều vấn đề bức xúc, nhưng không thể phủ nhận rằng nó đã mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của địa phương, và đời sống của nông dân được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn thay đổi.
QL 5B bắt đầu từ cầu Thanh Trì (Hà Nội), qua huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Ân Thi (Hưng Yên), Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ (Hải Dương) và qua 2 quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng, kết thúc tại cảng Đình Vũ. Các nhà đầu tư thuộc TCty Phát triển hạ tầng và đầu tư Tài chính VN, gồm Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Ngoại thương, TCty XNK và xây dựng VN, Cty CP đầu tư Sài Gòn sẽ tập trung huy động vốn từ các nguồn và vay đầu tư xây dựng theo hình thức hợp đồng BOT (đổi đất lấy hạ tầng). |
Khi QL5B đi qua huyện được xây dựng, bỗng nhiên Ân Thi (Hưng Yên) trở thành huyện công nghiệp, với 2 KCN được quy hoạch, có tổng diện tích khoảng 1.000 ha. Một điều mà trước đây Ân Thi không thể mơ tới. Vì thế, khi trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo huyện Ân Thi đã không hề giấu giếm niềm vui. Bà Nguyễn Thị Toan - Phó chủ tịch UBND huyện Ân Thi nói: “Chúng tôi rất hi vọng bộ mặt nông thôn khó khăn nhất tỉnh Hưng Yên sẽ được thay đổi, người dân sẽ có nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập từ những việc làm trong KCN. Đây là một cơ hội không thể tốt hơn cho Ân Thi.”
Chính quyền vui mười thì nông dân cũng vui bảy, vui tám. Khi được hỏi, có đến 90% nông dân huyện Ân Thi, Yên Mỹ (Hưng Yên), Bình Giang (Hải Dương) không tỏ ra lăn tăn gì khi bị Nhà nước thu hồi đất. Điều này, khác hẳn với tâm tư của nông dân ở một số địa phương khác hiện nay. Ở những địa phương khác, như Mỹ Hào, Văn Lâm (Hưng Yên); Hoài Đức, Mê Linh (Hà Nội)… nông dân không muốn bị thu hồi thêm một mét vuông đất nông nghiệp nào nữa dù giá đèn bù đã lên đến gần 100 triệu đồng/sào.
Giải thích về điều này, chị Phạm Thị Lý, thôn Kênh Bối, xã Vân Du (Ân Thi – Hưng Yên) bảo: “Chúng tôi ở đây từ trước đến nay chỉ sống bằng nông nghiệp. Mấy năm nay có thêm cái nghề đi làm thuê lúc thời vụ. Nhưng thu nhập giỏi lắm thì đủ trang trải cuộc sống hàng ngày, không thể giàu lên được. Nhà tôi có 5 khẩu, chồng tôi bệnh kinh niên không có tiền chữa trị, nhà tôi bảo, để tiềm kiếm được nuôi 3 đứa con ăn học. Nhưng mà, mình tôi cấy gần 8 sào ruộng, hết mùa vụ lại xách túi đi làm thuê, cũng không đủ nuôi chúng, nợ nần chồng chất chú ạ. Vừa rồi, làm đường 5B, Nhà nước thu hồi 2 sào đất, tôi được đền bù gần 70 triệu đồng như “vớ được vàng”. Có tiền tôi trả được bớt nợ, lại đưa chồng, con ra Hà Nội chữa bệnh. Chú bảo, nếu không có số tiền ấy, mình sẽ mang bệnh suốt đời, nợ không biết đến bao giờ mới trả được hết.”
Riêng diện tích đất bị thu hồi để làm QL 5B khoảng 1.000 ha. Diện ích đất bị thu hồi làm KCN, KĐT khoảng 4.000 ha. Tại Hưng Yên, 2 huyện bị thu hồi nhiều đất làm KCN, KĐT nhất là Ân Thi với 1.100 ha, Yên Mỹ khoảng 500 ha. Tại Hải Dương, Bình Giang khoảng 400 ha, Gia Lộc khoảng 350 ha. Đây mới chỉ tính diện tích bị thu hồi để trả cho nhà đầu tư, ngoài ra, các địa phương còn quy hoạch một diện tích không nhỏ làm các cụm, KCN, khu dân cư của địa phương. Người ta áng chừng, con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam Hà Nội - Hải Phòng khi hoàn thành sẽ có khoảng gần 10.000 ha đất nông nghiệp bị thu hồi? Tương đương với tổng diện tích đất nông nghiệp của khoảng 2 huyện ở ĐBSH hiện nay. |
Không chỉ những nông dân khó khăn như chị Lý mới thấy vui khi được Nhà nước thu hồi đất, mà ngay cả những nông dân khá giả cũng coi việc được thu hồi đất là niềm hạnh phúc. “Trong lúc khó khăn thế này, bán đi một vài sào ruộng để lấy vốn làm ăn, chuyển đổi nghề nghiệp không phải là một bài toán tồi. Vì cái mà nông dân cần nhất là việc làm. Mà muốn có việc làm thì phải có vốn, có vốn mới tạo ra việc làm được.
Nhà tôi có đất rộng, có thể đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhưng bấy lâu nay không có tiền. Nay có tiền đền bù, mình có thể đầu tư vào đó. Đó cũng là hình thức chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi thôi. Nhưng hiệu quả của chăn nuôi lớn hơn trồng trọt nhiều. Vậy sao mình không chuyển đổi. Cơ hội này thật hiếm có. Tất nhiên, bán ruộng để tậu xe, xây nhà và ăn chơi thì không bao giờ nên bán”, một nông dân xã Gia Xuyên (Gia Lộc - Hải Dương) phân tích.
Trong khi đó, những nông dân chưa được thu hồi đất thì ngóng đợi từng ngày. “Tôi có hơn 1 mẫu ruộng, 7 người con, đói lắm chú ạ. Thấy Nhà nước thu hồi ruộng của những gia đình quanh đây, mình thèm lắm. Không biết họ có thu hồi khu vực nhà tôi không chú nhỉ? Nếu được thu hồi tôi sẽ bán một nửa để lấy tiền đầu tư cho các con đi học nghề. Có nghề, khi công nghiệp về chúng nó đi làm công nhân, còn mình làm số ruộng còn lại, đảm bảo cho cái bụng không đói. Tính thế có được không chú, nhưng tôi chỉ sợ không được thu hồi thôi”, ông Hoàng Văn Nhuận, thôn Cầu Tu, xã Xuân Chúc (Ân Thi – Hưng Yên) cho biết.
Lãnh đạo địa phương cho rằng, tâm lý của người dân như trên là có thật. Điều này thể hiện rất rõ qua việc đền bù GPMB được tiến hành rất nhanh, gọn.
... nhưng không muốn bị thu hết
Chị Phạm Thị Lý cho hay: “Lúc này tôi chỉ mong muốn được Nhà nước thu hồi 2 sào ruộng nữa. Còn lại 4 sào ruộng để cấy. Khi đó, đời sống của tôi sẽ khá hơn bây giờ. Thứ nhất là tiền ăn học của con hết cấp không phải vay mượn nữa. Thứ hai là đầu tư cho sản xuất cũng không phải vay, không phải mua chịu giá cao để bán lúa non trả. Trong khi đó, cấy 4 sào ruộng sẽ đảm bảo cho chúng tôi không phải đong gạo ăn, chúng tôi còn đường sống. Nhưng nếu Nhà nước thu hồi hết đất thì tôi nhất định không đồng ý. Bán hết rồi, tôi làm gì để sống? Công nghiệp có nhận những người tuổi như tôi đâu.”
Hầu hết nông dân bị thu hồi đất được hỏi đều nghĩ như chị Lý. Bị thu hồi một vài sào ruộng thì rất vui, nhưng nếu thu hồi hết thì họ lại… hoảng hốt. Họ bảo, nông dân mà bán hết ruộng, sẽ chẳng mấy chốc là “bần cùng hoá”. “Dù trên đất này trước đây chưa hề có công nghiệp, nhưng chúng tôi ở gần những huyện có công nghiệp, chúng tôi đã chứng kiến cảnh “bần cùng hoá” của nông dân sau khi bị thu hồi hết đất quá đủ rồi. Nông dân hết ruộng, không có việc làm trở về cái mo cau từ rượu, từ lô đề, từ việc đầu tư cho con cái xe máy, rồi cả từ việc xây nhà. Hết tiền rồi có bóc được nhà ra mà bán ăn không? Cấy ruộng, nói vậy thôi nếu không phải thuê cả thì vẫn có thu nhập", ông Trần Phú, thôn Cao Vân, xã Vân Du (Ân Thi – Hưng Yên) phân tích.
Mang mong mỏi của nông đân lên chính quyền địa phương, chính quyền thấu hiểu. Ông Vũ Quang Sang - Phó chủ tịch UBND huyện Bình Giang (Hải Dương) cho rằng, đó là mong muốn chính đáng của nông dân. Vì thực tế, công nghiệp vào bấy lâu nay, chưa làm cho đại bộ phận nông dân được khá giả lên. Nhưng điều ấy thật sự quá khó giải quyết. Vì công nghiệp vào có chọn mỗi nhà một vài sào để lấy đâu. Họ quy hoạch liền vài cánh đồng mấy trăm ha, thì nông dân làm gì còn ruộng. Vì vậy rất khó. Cách duy nhất là nông dân chủ động chuyển đổi nghề nghiệp. Dùng số tiền được đền bù để tạo nghề mới. Dù khó, nhưng chúng ta dường như không còn cách nào khác.
“Mấu chốt là, nông dân làm nông nghiệp ở những vùng thuần nông này còn khó khăn quá. Sản xuất nông nghiệp bí bách, không mang lại lợi nhuận cao. Khoảng cách giàu nghèo giữa họ với ngay một số huyện có công nghiệp phát triển trong địa bàn tỉnh đã cách xa một trời một vực. Vì thế, có cơ hội “đổi đời” họ không thể không chộp lấy ngay lập tức. Còn ở những huyện đã có công nghiệp, nông dân quyết giữ diện tích còn lại để “nuôi cái bụng” và để có việc làm cũng là điều dễ hiểu" - ông Vũ Quang Sang nói. |
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |