Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn

Đưa cơ giới hoá vào khâu thu hoạch lúa và giải quyết việc làm cho những hộ nghèo chuyên làm thuê nông nghiệp, từng bước tiến tới công nghiệp hoá trong sản xuất nông nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp trong thời gian tới, đó là sự cần thiết đối với một xã thuần nông vùng sâu Ba Sao, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Được sự quan tâm của Hội Nông dân Việt Nam huyện Cao Lãnh, cấp uỷ Đảng xã, Ban Chấp hành Hội Nông dân xã xây dựng kế hoạch tổ chức thành lập tổ hợp tác thu hoạch lúa nhằm góp phần giảm bớt sức ép thiếu nhân công gặt lúa khi thu hoạch rộ và tạo công ăn vịêc làm cho các hộ nghèo, đồng thời giảm bớt cực nhọc trong việc gặt lúa mướn, lại có thu nhập tương đối khá hơn trước, nên Ban chấp hành Hội Nông dân xã chủ trương xây dựng các tổ hợp tác thu hoạch lúa và được tuyệt đại đa số hội viên, nông dân đồng tình ủng hộ.

Với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Hội Nông dân cấp trên, việc xây dựng mô hình tổ hợp tác máy gặt xếp dãy cũng như trong việc giới thiệu vay vốn ở Ngân hàng Chính sách xã hội, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã tiến hành phối hợp với các Chi bộ và Ban Nhân dân ấp, cùng với Chi, tổ hội vận động hội viên là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo có lao động, chí thú làm ăn tham gia vào tổ. Qua vận động, khởi đầu có 12 thành viên đồng ý tham gia, đã lấy ý kiến về việc xây dựng Quy chế hoạt động nhằm mang tính ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Sau khi họp triển khai phương án và quy chế hoạt động của tổ hợp tác máy gặt xếp dãy, tập thể tổ viên bầu ra Tổ quản lý điều hành với chức năng và nhiệm vụ phụ trách toàn bộ hoạt động, điều hành trong tổ đối với tất cả các thành viên và liên hệ địa bàn nhận công gặt lúa; đôn đốc và chấm công sắp xếp tổ viên trong hoạt động hàng ngày, mở sổ theo dõi cập nhật đối chiếu số lượng công gặt đã nhận; thu, chi, thanh toán tiền cho tổ viên và công khai hàng tuần; các tổ viên thì thay nhau lái máy gặt và gom lúa cho chủ ruộng; quy định mỗi tổ viên phải góp vốn vào tổ từ 2 đến 3 triệu đồng; cùng nhau có trách nhiệm quản lý, bảo quản tài sản chung; nếu tổ viên nào có nhu cầu rút vốn (có lý do chính đáng) thì phải được tập thể xét đủ điều kiện mới được rút vốn, nếu tự rút vốn mà không được sự đồng ý của các tổ viên thì sẽ chấp nhận mất 50% vốn góp; các thành viên hợp tác phải có ít nhất 01 lao động tham gia suốt quá trình máy hoạt động, chỉ được vắng mặt với điều kiện đặc biệt (bệnh đột xuất, gia đình có người thân bệnh nặng, tang chế ruột thịt…), nếu vắng không có lý do thì không được hưởng tiền công nhật và chỉ được hưởng 50% lợi nhuận từ máy làm ra nhưng không quá 3 lần; tổ hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số; định kỳ mỗi tuần họp một lần rút kinh nghiệm hoạt động kết hợp phân chia lợi nhuận thu được (tính theo vốn góp của từng thành viên).

Về phần đầu tư để thành lập tổ thì Hội Nông dân xã đứng ra bảo lãnh với cấp uỷ Đảng, Ban xoá đói giảm nghèo xã và Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách và xã hội huyện, xét cho mỗi hộ vay số tiền 2,5 triệu đồng, gồm 6 người với tổng vốn ban đầu là 30 triệu đồng. Tổ mua 01 máy gặt xếp dãy, 01 phà vận chuyển và 01 máy ủi phà trị giá 29 triệu đồng, còn lại 1 triệu đồng làm vốn lưu động (mua nhiên liệu, sửa chữa máy …). Qua vụ Đông Xuân và Hè Thu tổ đã gặt được 764 công, bình quân giá gặt là 40.000 đồng/công = 30.650.000 đồng; thu từ công gom lúa 715 công, bình quân giá gom lúa là 40.000 đồng/công = 28.600.000 đồng. Có thu nhập, tổ tiếp tục đầu tư mua dàn cày, thu từ cày 134 công, giá bình quân 70.000 đồng/công = 9.380.000 đồng. Tổng thu từ 03 dịch vụ là 68.540.000 đồng, trừ các khoản chi phí còn lại 65.546.000 đồng. Chỉ sau 02 vụ lúa, mỗi thành viên góp vốn thu nhập được 5.457.900 đồng. Để bảo toàn nguồn vốn tái đầu tư và trả vốn cho Ngân hàng, 12 thành viên thống nhất sau mùa vụ trích mỗi người 1 triệu đồng gửi vào Ngân hàng nhằm nâng dần nguồn vốn và thu thêm lãi suất.

Kết quả hoạt động của Tổ hợp tác máy gặt xếp dãy đã chứng minh cho phương thức sáng tạo vừa hiệu quả, vừa cải thiện đời sống cho nông dân, đã được các cấp, các ngành ghi nhận và tổ chức nhân rộng. Hiện nay đã ra đời thêm nhiều tổ hợp tác máy gặt xếp dãy, tổ hợp tác gặt liên hợp và tổ hợp tác nông vụ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, giải quyết hơn 200 lao động nhàn rỗi có việc làm thường xuyên, tạo công ăn việc làm cho hộ nghèo, hộ cận nghèo từng bước ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.

Với tiền đề sẳn có, Ban chấp hành Hội Nông dân xã Ba Sao tiếp tục phát huy việc vận động hội viên, nông dân thành lập nhân rộng các mô hình hợp tác nhằm kết nạp thêm nhiều thành viên, hình thành các dịch vụ, cắt, suốt, vận chuyển, gieo sạ lúa bằng máy sạ hàng tạo thành một dây chuyền trồng, sản xuất lúa để kịp thời đáp ứng nhu cầu lao động, việc làm ở nông thôn, nông dân có việc làm thường xuyên, có thu nhập nhiều hơn. Bên cạnh, nâng dần mức sống của các thành viên hợp tác và các hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững, đồng thời giúp cho chủ ruộng khắc phục được tình trạng thiếu lao động gây thiệt hại đến mùa màng và lợi nhuận trong sản xuất.

                                                                                                                       Trần Thắng

(UBMTTQVN tỉnh Đồng Tháp)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...