Đưa cây màu xuống ruộng
Để khắc phục hạn mặn, giải quyết nguồn nước bơm tưới hợp lý theo hướng tiết kiệm, tạo lối ra cho sản xuất tại những địa bàn khó khăn thông qua xây dựng những mô hình làm ăn mang tính bền vững, tỉnh Tiền Giang đã tích cực đưa cây màu xuống trồng trên chân ruộng lúa, nhân rộng diện tích luân canh vụ lúa + màu, lúa + dưa hấu hoặc chuyên canh màu thiết thực giúp nông dân ổn định cuộc sống.
Theo lãnh đạo Sở NN- PTNT Tiền Giang, trong vụ đông xuân 2010 – 2011, toàn tỉnh đã xuống giống trên 19.000 ha cây trồng trong đó có gần 2.000 ha dưa hấu, đạt 54% chỉ tiêu và tăng gần 3% so với vụ đông xuân năm trước. Đáng chú ý, diện tích màu trồng luân canh trên chân ruộng đã lên đến trên 8.200 ha tập trung tại các huyện vùng ven Đồng Tháp Mười và vùng ngập lũ phía tây: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước và nội đồng vùng ngọt hóa Gò Công.
Chủ trương đúng, biện pháp hay và lợi ích cao gấp nhiều lần so với trồng lúa độc canh nên nông dân tích cực hưởng ứng mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình kinh tế mới. Tỉnh có vùng chuyên canh ớt trên ruộng gần 800 ha, gần 4.500 ha bắp ăn tập trung ở các huyện chịu hạn mặn nặng nề nhất: Chợ Gạo, Gò Công Tây. Ngoài ra còn gần 3.000 ha áp dụng mô hình luân vụ lúa + dưa hấu tại các địa bàn ngập lũ ven Đồng Tháp Mười.
Đáng phấn khởi qua khảo sát cho thấy trồng màu trên chân ruộng cho thu nhập gấp 3 lần trồng lúa năng suất cao trong đó kỷ lục phải kể ớt cho lãi trên 86 triệu đồng/ha sau một vụ canh tác, bắp ăn lãi khoảng 26 triệu đồng/ha/vụ và dưa hấu lãi 25,8 triệu/ha/vụ. Thành công của mô hình trồng màu trên chân ruộng đã giúp địa phương đúc kết được những kinh nghiệm hay trong phòng chống hạn mặn, khắc phục được tác hại của biến đổi khí hậu cũng như mở ra hướng làm ăn bền vững tại những địa bàn sâu xa, nhiều khó khăn.
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- Nuôi cá lóc- nghề mới phát
- Bớt thất thoát phân bón mùa mưa
- Trồng và chăm sóc cây xoài
- Hỗn hợp thuốc trừ sâu- hại nhiều hơn lợi
- Khoa học kỹ thuật nâng cao giá trị kinh tế rừng
- Giống lúa chịu hạn, mặn của 9 Táo
- Tìm giải pháp cứu vụ đông xuân
- Gạo Huyết Rồng trên đất ngập
- Ăn cám Con Cò, vịt đẻ quái trứng?!
- Cẩn thận rau má Nhật Bản
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |