Tình hình sinh vật gây hại tuần từ 11/01/2011 đến 17/01/2011

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY TRỒNG:

1. Thời tiết:

Tuần qua thời tiết các nơi trong tỉnh sáng sớm trời se lạnh, có sương mù, ngày nắng gián đoạn, gió hướng Bắc, cấp 3.

+ Nhiệt độ:  - Trung bình: 25,0 0C     - Cao: 28,1 0C         - Thấp: 21,6 0C

+ Ẩm độ:     - Trung bình: 84,0 %      - Cao: 90 %        - Thấp: 81 %

+ Tổng lượng mưa: 0,0 mm.

+ Số giờ nắng: 40,3 giờ.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng:

2.1. Cây lúa:

Lúa Đông xuân 2010 - 2011: Xuống giống 206.591 ha, đạt 100,78% kế hoạch, trong đó:

- Mạ: 4.638 ha                         - Đẻ nhánh: 52.720 ha          

- Làm đòng: 92.213 ha            - Trỗ chín: 49.996 ha

- Thu hoạch: 7.025 ha, năng suất bình quân: 7,07 tấn/ha

2.2. Cây trồng khác:

* Hoa màu Đông xuân 2010-2011: Xuống giống được 7.105,1 ha, thu hoạch 588,3 ha, gồm:

- Bắp: 817,4 ha

- Thu hoạch: 108,6 ha, năng suất 15 - 20 tấn/ha

- Dưa hấu: 1.083,3 ha

- Thu hoạch 216,8 ha, năng suất 24-28 tấn/ha

- Ớt: 985,1 ha

- Thời gian sinh trưởng: 3 - 91NSKG

- Rau muống lấy hạt: 615,5 ha

- Thời gian sinh trưởng: 24 - 84NSKG

- Sen: 636,5 ha

- Thời gian sinh trưởng: 21 - 91NSKG

- Cây có củ: 399,7 ha

- Thời gian sinh trưởng: 10 - 70NSKG

- Đậu các loại: 321,4 ha

- Thu hoạch 6,7 ha, năng suất 8 - 10 tấn/ha

- Lác: 85 ha

- Thời gian sinh trưởng: 64 - 74NSKG

- Mè: 23,5 ha

- Thời gian sinh trưởng: 31 - 40NSKG

- Rau dưa các loại: 2.137,7 ha

- Thu hoạch 256,2 ha

II. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI 7 NGÀY:

- Rầy nâu: Gây hại 4.933 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó có 2 ha nhiễm nặng, mật số 3.000 - 4.000 con/m2; 575 ha nhiễm trung bình, mật số 1.500 - 3.000 con/m2; còn lại nhiễm nhẹ. So với tuần trước diện tích nhiễm giảm 12.287 ha do nông dân đã tích cực phòng trừ. Diện tích phòng trừ trong tuần là 3.568 ha.

- Sâu cuốn lá: Gây hại 6.549 ha, trong đó có 605 ha nhiễm nặng, mật số 120 - 250 con/m2 trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh; 1.508 ha nhiễm trung bình, mật số 50 - 100 con/m2; còn lại nhiễm nhẹ, tăng 925 ha so với tuần trước.

- Bệnh đạo ôn: Gây hại 11.260 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó có 42 ha nhiễm nặng, tỷ lệ 30 - 50%; 1.629 ha nhiễm trung bình, tỷ lệ 10 - 20%; còn lại nhiễm nhẹ, giảm 376,5 ha so với tuần trước.

- Bệnh cháy bìa lá: Gây hại 2.005,5 ha lúa giai đoạn đòng trỗ, trong đó có 31,5 ha nhiễm nặng, tỷ lệ 40 - 50%; 114 ha nhiễm trung bình, tỷ lệ 20 - 40%; còn lại nhiễm nhẹ. Diện tích nhiễm tăng 60,5 ha so với tuần trước.

- Chuột: Gây hại 515,4 ha lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ, trong đó có 0,4 ha bị hại nặng với tỷ lệ 20%; 150 ha bị hại trung bình, tỷ lệ 10 - 20%, còn lại bị hại nhẹ. Diện tích nhiễm tăng 101,4 ha so với tuần trước.  

Ngoài ra, bù lạch, bọ xít hôi, sâu đục thân, bệnh đốm nâu, đốm vằn, vàng lá, đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, sọc vi khuẩn, lúa cỏ xuất hiện và gây hại nhẹ.

* Hoa màu: Các đối tượng sâu bệnh như bọ trĩ, rầy mềm, sâu ăn tạp, chết cây con, héo rũ, sương mai, thán thư, ... xuất hiện rải rác và gây hại nhẹ.

III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRONG TUẦN TỚI:       

- Rầy nâu: Mật số và diện tích nhiễm sẽ giảm so với tuần trước do nông dân chủ động phòng trừ, tuy nhiên trên ruộng vẫn còn rải rác rầy tuổi 4 - 5 và trưởng thành, cục bộ một số diện tích có thể nhiễm nặng do phòng trừ không tốt. Dự báo rầy nâu di trú cao điểm từ 13-23/01/2011 mật số không đồng đều, những vùng lân cận khu vực có lúa Đông xuân sớm giai đoạn trỗ chín đến thu hoạch (Tháp Mười, Cao Lãnh, Hồng Ngự,…) sẽ có mật số rầy di trú cao.

- Sâu cuốn lá: Tiếp tục gây hại chủ yếu ở mức nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh - đòng trỗ. Những ruộng sạ dầy, bón thừa phân đạm, phun nhiều thuốc trừ sâu phổ rộng lúc đầu vụ, gieo sạ trễ trong khu vực có thể bị hại nặng.

- Bệnh đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông: Do thời tiết lạnh, đêm và sáng sớm có sương mù, đa số diện tích lúa đang giai đoạn đẻ nhánh - làm đòng là điều kiện thích hợp cho bệnh tiếp tục phát sinh phát triển và gây hại mạnh trên diện rộng nên diện tích và mức nhiễm sẽ tăng. Những ruộng gieo trồng giống nhiễm, sạ dầy, bón thừa phân đạm, không thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể bị hại nặng.

- Bệnh cháy bìa lá, sọc trong do vi khuẩn: Tiếp tục gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đọan đòng trỗ, những ruộng gieo sạ giống nhiễm như Jasmine, VD 20, nếp, OM 4900, IR50404… có thể bị hại nặng.

- Chuột: Tiếp tục tăng diện tích và mức nhiễm, gây hại nặng chủ yếu  những diện tích gần vườn, bờ bao, chung quanh nhiều cây cỏ rập rạp.

Ngoài ra, sâu đục thân, muỗi hành, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, lúa von, vàng lá, ngộ độc hữu cơ, lem lép hạt, … xuất hiện và gây hại rải rác hoặc chủ yếu ở mức nhẹ.

IV. Đ NGHỊ:

- Kiểm tra kỹ ruộng lúa, đặc biệt lúa giai đoạn 40 - 50 ngày sau sạ nếu còn mật số rầy hơn 3 con/tép cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc thuốc lưu dẫn diệt nhanh, nhằm hạn chế tích luỹ mật số vào giai đoạn trỗ chín.

- Thăm đồng thường xuyên, phát hiện sớm bệnh đạo ôn lá để phòng trị kịp thời bằng thuốc đặc trị, cần phun xịt kỹ để hạn chế bệnh đạo ôn cổ lá.

- Theo dõi, chú ý kỹ để phát hiện bệnh cháy bìa lá, bệnh sọc trong ngay khi những vết bệnh đầu tiên chớm phát trên lá, nên rút cạn nước trên ruộng và sau đó phun ngay bằng thuốc trừ vi khuẩn, cần kiểm tra ruộng sau khi phun thuốc, nếu thấy vết bệnh chưa khô có thể phun lại lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày. Khi ruộng nhiễm bệnh cần quản lý tốt nước trên ruộng và không bón phân hoặc phun phân bón lá.

- Phun ngừa đạo ôn cổ bông, lem lép hạt trước và ngay sau khi lúa trỗ xong.

- Tuân thủ nguyên tắc 4 đúng khi phun thuốc.

- Trên trà lúa gieo sạ muộn cần chủ động cấy dặm, bón phân lần 1 sớm, cân đối N-P-K, không bón thừa phân đạm, tăng cường phân lân và kali ngay từ đầu vụ, tưới tiêu nước hợp lý, giúp lúa phát triển tốt, hạn chế sự phát sinh phát triển của sâu bệnh và đổ ngã về sau.

- Những vùng gần kênh thủy lợi, bờ cao cần vận động cộng đồng thường xuyên diệt chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

- Thông báo kịp thời tình hình sâu bệnh mới cho cán bộ địa phương và cán bộ kỹ thuật để có biện pháp xử lý kịp thời hiệu quả.

(Nguồn Chi cục bảo vệ Thực Vật Đồng Tháp)

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...