Cách chọn tôm bố mẹ
Trong quy trình nuôi tôm, tôm bố mẹ quyết định đến chất lượng tôm giống. Vì vậy, việc chọn lựa tôm bố mẹ có ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả.
1. Tuyển chọn tôm bố mẹ
Đối với tôm bố mẹ đánh bắt từ tự nhiên (tôm sú), việc chọn lựa được những cặp tôm bố mẹ hậu bị cho sinh sản sẽ quyết định đến sự thành công của trại giống cũng như chất lượng tôm giống. Bởi nguồn tôm bố mẹ khai thác ngoài tự nhiên rất khó kiểm soát mầm bệnh cũng như chất lượng và sự thành thục, thậm chí sức khỏe tôm vì trong quá trình đánh bắt khai thác, tôm bố mẹ bị ảnh hưởng rất lớn. Một số tiêu chuẩn để chọn lựa tôm bố mẹ cơ bản như sau:
Trọng lượng: Chọn tôm cái >= 100 gr, với tôm đực >= 60 gr, màu sắc tươi sáng, bóng mượt, hình dáng ngoài không bị tổn thương, bộ phận sinh dục ngoài hoàn chỉnh.
2. Chăm sóc
Điều kiện môi trường nuôi tôm bố mẹ:
Độ mặn : 28 - 34‰
Nhiệt độ : 28 – 300C
Ôxy hòa tan 4 - 7mg/lít
pH : 7,6 - 8,2; Giữ môi trường ổn định
Mật độ và tỷ lệ đực/cái:
Bố trí mật độ hợp lý để tránh ô nhiễm, bệnh tật cũng như tiết kiệm được chi phí chăm sóc và tỷ lệ giao vỹ đạt cao.
Bể nuôi vỗ bố trí mật độ 3 - 5 con cái/m2. Bể giao vỹ 2 - 4 con/m2 (tỷ lệ đực/cái là 1/1). Thường xuyên kiểm tra chọn những cá thể cái đang ở giai đoạn tiền lột xác chuyển sang bể giao vỹ.
Thức ăn và chế độ cho ăn:
Phối hợp nhiều loại thức ăn trong khẩu phần để đảm bảo dinh dưỡng cũng như phù hợp tập tính ăn của từng cá thể.
Loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, mực ống, hàu, nghêu, trai, giun biển, ốc càng và thịt bò.
Ngày cho ăn 3 lần: 8 giờ sáng, 17 giờ chiều và 23 giờ đêm.
Lượng cho ăn hàng ngày bằng 10 - 15% tổng trọng lượng cơ thể đàn tôm mẹ trong thời kỳ phát dục. Bằng 3 - 5% tổng trọng lượng cơ thể tôm mẹ trong giai đoạn lột xác.
Thay nước:
Hàng ngày thay nước 2 lần, mỗi lần 100%, bảo đảm giữ nguồn nước nuôi sạch. Cân bằng độ mặn và nhiệt độ giữa nước cấp và nước trong bể nuôi.
Nguồn Thuỷ sản Việt Nam
Bài viết cùng danh mục
- Địch hại trong ao ương cá
- Quảng Ninh: Nuôi cua biển trong rừng ngập mặn
- Sản xuất thành công giống ốc hương
- Mô hình "chung cư lợn" 40 tỷ đồng
- Một số giải pháp phòng bệnh cá lóc khi thời tiết giao mùa
- An toàn dịch bệnh nhờ mô hình nuôi gà chuồng lạnh
- Quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh
- Nuôi thát lát cườm bằng thức ăn công nghiệp
- Hạn chế bệnh đốm trắng
- Kỹ thuật ương cá bột thành cá giống
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |