Hà Giang: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Trong những năm qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) đã xuất hiện và gây hại tại hầu hết các huyện và thành phố trong tỉnh. BDTLCP gây thiệt hại lớn về chăn nuôi lợn tại các địa phương. Nhằm chủ động và bình ổn giá cả các loại thực phẩm từ chăn nuôi, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; trong đó, tập trung triển khai chương trình Tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển tổng đàn sau BDTLCP, các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng đẩy mạnh áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo trên đàn gia súc (chủ yếu là trên đàn trâu, bò, ngựa). Quá trình thụ tinh nhân tạo đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng đàn gia súc. Nhiều trang trại, gia trại phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm vật nuôi.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển chăn nuôi sau BDTLCP, các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm đối với gia cầm và giám sát hiệu quả sau tiêm văcxin lở mồm long móng trên đàn gia súc; công tác kiểm dịch động vật được tăng cường, đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Tuy nhiên, sau BDTLCP, ngành chăn nuôi của tỉnh cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trước tiên là sự rủi ro cao về dịch bệnh, nhất là vấn đề tái nhiễm đối với BDTLCP; giá cả các loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường đều tăng; việc tiếp cận các chính sách nói chung và chính sách về chăn nuôi nói riêng của người dân còn hạn chế; ý thức chủ động trong phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc của một số địa phương và người dân chưa cao. Đặc biệt, trong việc liên kết chăn nuôi theo chuỗi giá trị chưa thực sự mang lại hiệu quả bền vững; quá trình thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi còn hạn chế…
Bên cạnh những khó khăn và thách thức, Hà Giang cũng có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển chăn nuôi; nhất là đối với các vật nuôi có lợi thế cạnh tranh cao như: Bò vàng, mật ong Bạc hà, cá Bỗng, lợn đen, gà xương đen….Vì vậy, nếu phát huy tốt và tận dụng các lợi thế sẽ là một động lực lớn để giúp ngành chăn nuôi của tỉnh ngày một phát triển.
Nhằm không ngừng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi bù đắp thiệt hại do BDTLCP, chủ động và ổn định giá cả các loại thực phẩm từ chăn nuôi, tỉnh đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ người dân mở rộng qui mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa như: Tiếp tục thực hiện chính sách vay vốn được hỗ trợ lãi suất, nhằm giúp người dân mở rộng qui mô chăn nuôi; hỗ trợ người dân chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong công tác thụ tinh nhân tạo nhằm không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng đàn gia súc....
Nhờ đẩy mạnh phát triển chăn nuôi nên giá cả các loại mặt hàng thực phẩm từ gia súc, gia cầm; nhất là mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh đã dần ổn định, góp phần chủ động nguồn thực phẩm trong tiêu dùng của người dân và nâng cao tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong linh vực nông nghiệp.
Nguồn: Mard.gov.vn
Bài viết cùng danh mục
- Kết quả sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023
- Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 13/6/2022 – 19/6/2022
- Tổ liên kết nuôi bò thịt của Hội Cựu chiến binh xã Tân Phước phát huy hiệu quả
- Tập huấn kiến thức nuôi ếch thương phẩm trong ao, vèo cho nông dân
- Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi
- Nuôi heo bằng hệ thống lạnh phòng, chống dịch tả heo Châu Phi
- Làm giàu từ chăn nuôi
- Độc đáo trang trại lợn sạch nuôi bằng thảo dược và giun quế
- Kiên trì nuôi lợn VietGAHP
- Nuôi gà an toàn để xuất khẩu
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |