Hai phương pháp nuôi bào ngư thương phẩm
Bào ngư là loại hải sản giá trị dinh dưỡng cao, giá trị kinh tế lớn. Việc sinh sản nhân tạo thành công giống bào ngư đã mở ra nghề nuôi mới.
Nuôi lồng trong bể xi măng
Bể nuôi: Bể xi măng có hình chữ nhật, diện tích 10 x 2 x 1m, có mái che nắng, xung quanh để trống, có một hộc nhỏ để lọc nước biển chảy tuần hoàn. Nước nuôi đảm bảo độ mặn 30 - 35‰; pH 7,6 - 7,8; ôxy hòa tan >= 5mg/lít; nhiệt độ 26 - 300C.
Lồng nuôi: Sử dụng lồng nhựa, hình chữ nhật, có lỗ. Kích thước lồng 50 x 40 x 30cm treo trong bể hoặc xếp chồng lên nhau cách đáy 20cm.
Mật độ thả giống: Thả 50 - 100 con/ lồng với giống có kích cỡ lớn hơn 10mm; khi bào ngư đạt kích thước 20 - 25cm thì san nuôi với mật độ 30 con/lồng.
Cho ăn và chăm sóc: Dùng rong mơ hoặc rong câu chỉ vàng thái vụn (1cm), 3 - 4 ngày cho ăn một lần. Duy trì dòng nước chảy tuần hoàn trong bể với mức độ vừa phải (khoảng 10 lít/phút) giúp kích thích bào ngư ăn mồi và sinh trưởng. Thay nước hằng ngày 20 - 30cm, vệ sinh bể, lồng sạch sẽ. Hằng tháng thay 100% nước và thay lồng chuyển sang bể nuôi mới.
Nuôi bằng lồng treo ngoài biển
Chọn vị trí đặt lồng: Lồng nuôi đặt nơi tương đối kín gió, không có sóng lớn, xa cửa sông, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt, đặc biệt vào mùa mưa. Độ mặn khu vực đặt lồng ổn định 30 - 35 ‰, độ sâu 6 - 8m.
Lồng nuôi: Sử dụng lồng nuôi hình chữ nhật bằng nhựa có lỗ (3 - 4mm), kích thước 50 x 40 x 30cm có dùng móc nhựa gài nắp để tiện kiểm tra và cho ăn. Lồng được treo trên bè nổi cách nhau 0,5m và ở độ sâu 2 - 5m. Bè nổi thiết kế giống bè nuôi tôm, cá biển; có thể nuôi bào ngư ở trên, nuôi tôm hùm ở dưới. Bè được thiết kế di động để thuận tiện di chuyển khi cần thiết.
Mật độ thả giống: Nuôi với mật độ 50 - 100 con/lồng (cỡ 10mm trở lên). Khi bào ngư đạt 20 - 25 mm san lồng nuôi mật độ 30 con/lồng.
Cho ăn và chăm sóc: Dùng rong mơ, rong câu chỉ vàng thái vụn, 3 - 4 ngày cho ăn 1 lần và cho ăn dư thừa.
Định kỳ vệ sinh lồng nuôi 1 lần/tuần, vớt thức ăn thừa, bào ngư chết ra khỏi lồng, cọ vệ sinh lồng. Sau một tháng tiến hành thay lồng nuôi mới, lồng cũ vệ sinh để dùng cho lượt nuôi khác.
>> Bào ngư (ốc cửu khổng) là tên gọi chung các loài thân mềm chân bụng trong chi duy nhất Haliotis. Trong đó, có 2 loại chủ yếu phân bố tự nhiên ở Việt Nam với số lượng lớn là bào ngư vành tai (Haloitis asinina) và bào ngư chín lỗ (Haliotis diversicolor). |
TSVN
Bài viết cùng danh mục
- Nuôi rắn ri voi trên bể xi măng
- Hiện tượng heo cắn đuôi nhau
- Những điểm cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng
- Nuôi cua đồng trên ruộng
- Giàu lên nhờ nuôi rắn
- Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm trong ao đất
- Kỹ thuật bảo quản tôm
- Một số biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi
- Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
- Nuôi lươn thương phẩm
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |