Nuôi rắn ri voi trên bể xi măng
Anh Mai Minh Mẫn hiện ngụ tại ấp Long Phú A, xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một trong những người nuôi rắn ri voi trên bể xi măng thành công.
Qua trao đổi anh cho biết, với 4 bể xi măng có diện tích trung bình 10 m2/bể, anh thả 100 con rắn ri voi giống. Nguồn thức ăn cho rắn chủ yếu được anh Mẫn sử dụng là thức ăn là cá tạp và ếch còn sống…
Lúc đầu anh thả rắn giống vào một bể ương nuôi. Một tháng sau, anh tuyển chọn những con rắn đực và rắn cái khỏe mạnh thả đều khắp vào 4 bể và tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của rắn. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho rắn cũng được anh thực hiện kịp thời theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn của cán bộ Trạm Thủy sản huyện. Trong quá trình nuôi nên thường xuyên thay nước trong bể nuôi rắn ri voi (định kỳ 3 lần/tuần) và chăm sóc đàn rắn nuôi thật chu đáo để giúp rắn phát triển tốt và tăng trọng nhanh, tránh trường hợp để nước bị ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rắn nuôi… Đến nay, sau hơn 6 năm nuôi, anh Mẫn đã xuất bán 4 đợt, với hơn 2.000 con rắn ri voi giống và rắn ri voi thương phẩm. Giá bán bình quân 600.000 đồng/kg rắn ri voi thịt và từ 80.000đ – 100.000đ/con rắn ri giống (một tuần tuổi). Thu nhập trên 300 triệu đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc anh Mai Minh Mẫn còn thực lãi hơn 120 triệu đồng!
Anh đang tiếp tục nuôi 100 con rắn ri voi bố-mẹ, 200 con rắn ri voi trưởng thành từ 700gram - 1 kg/con và 200 rắn ri voi giống. Hiện nay, trong toàn xã Phú Thành A, huyện Tam Nông hiện có 3 hộ nuôi rắn ri voi trên bể xi măng, và đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Đây cũng là mô hình nuôi nhằm tận dụng diện tích nhỏ quanh nhà giúp tăng thu nhập cho gia đình đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển…
Trạm thủy sản huyện Tam Nông
Bài viết cùng danh mục
- Hiện tượng heo cắn đuôi nhau
- Những điểm cần lưu ý khi nuôi cá rô đồng
- Nuôi cua đồng trên ruộng
- Giàu lên nhờ nuôi rắn
- Kỹ thuật nuôi cua thương phẩm trong ao đất
- Kỹ thuật bảo quản tôm
- Một số biện pháp hạn chế tôm chết trong quá trình thả nuôi
- Lưu ý nuôi tôm thẻ chân trắng
- Nuôi lươn thương phẩm
- Nuôi giun để nuôi cá
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |