Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm ở động vật

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm (CGC), hạn chế thấp nhất vi rút CGC lây nhiễm và gây tử vong cho người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Ngày 26/11/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) có Chỉ thị đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC theo quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các văn bản của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng thực hiện những nội dung sau đây:
Đối với địa phương có ổ dịch CGC chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan diện rộng; tổ chức thực hiện điều tra dịch tễ đối với trường hợp gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5 và thực hiện xử lý ổ dịch CGC theo quy định; triển khai vệ sinh, tiêu độc
khử trùng môi trường tại các khu vực phát hiện gia cầm dương tính với vi rút CGC A/H5.
Rà soát, tổ chức tiêm vắc xin CGC phòng bệnh cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Tổ chức giám sát chủ động vi rút CGC trên gia cầm; căn cứ thực tế dịch bệnh CGC tại các địa phương thời gian vừa qua để chủ động giám sát trên các loài động vật mẫn cảm, động vật hoang dã để tăng cường giám sát, phát hiện sớm mầm bệnh, không để dịch bệnh lây lan trên nhiều loài động vật, lây lan sang con người.
Tăng cường kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm tại các cơ sở sơ chế, chế biến, tiêu thụ, kinh doanh, vận chuyển động vật; kiểm tra các cơ sở thu mua động vật, sản phẩm động vật để chế biến làm thức ăn cho động vật.
Thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch vận chuyển động vật trong đó có động vật hoang dã, sản phẩm động vật vận chuyển trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Hướng dẫn chủ chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi đảm bảo vệ sinh phòng bệnh; thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh; tiêm phòng đầy đủ vắc xin phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm.
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân: (i) Chủ động giám sát gia cầm bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; (ii) Tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; (iii) Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, báo cáo dịch bệnh theo quy định; (iv) Hằng ngày vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, vôi bột tại khu vực nuôi gia cầm; không sử dụng gia cầm,sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; (v) Sử dụng thịt gia cầm phải nấu chín, không ăn tiết canh; (vi) Tăng cường truyền thông để người dân không tham gia
vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; (vii) Xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định pháp luật về thú y (bao gồm cả những cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã) và để lây lan dịch bệnh và xử lý trách nhiệm cơ quan, tổ chức, cá nhân có liênquan.
Chi tiết mời xem Chỉ thị số 8974/CT-BNN-TY
MV
Bài viết cùng danh mục
- Tìm giải pháp phát triển bền vững sản xuất giống cá tra
- Đồng Tháp tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi
- Tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi
- Hà Giang: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi
- Kết quả sản xuất nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 24/4/2023 – 30/4/2023
- Tình hình sản xuất lĩnh vực trồng trọt và BVTV từ ngày 13/6/2022 – 19/6/2022
- Tổ liên kết nuôi bò thịt của Hội Cựu chiến binh xã Tân Phước phát huy hiệu quả
- Tập huấn kiến thức nuôi ếch thương phẩm trong ao, vèo cho nông dân
- Tiềm năng từ mô hình nuôi ruồi lính đen kết hợp chăn nuôi
- Nuôi heo bằng hệ thống lạnh phòng, chống dịch tả heo Châu Phi
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |