Kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024-2025

Hình ảnh minh họa, nguồn Internet

Nhằm chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành trồng trọt đảm bảo đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 -2025 như sau:

Với mục tiêu đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu trong từng giai đoạn của Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tại tỉnh Đồng Tháp; Chuyển đổi cơ cấu hoa màu – cây công nghiệp ngắn ngày theo hướng vùng chuyên canh gắn tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và phát triển hợp lý các cây trồng phục vụ tiêu dùng chế biến xuất khẩu;Phát triển vườn cây ăn trái chuyên canh quy mô lớn, ứng dụng đồng bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất, xây dựng mã số vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn gắn với truy xuất nguồn gốc.

Về chỉ tiêu giá trị sản xuất trồng trọt theo giá so sánh năm 2010 đạt 14.384 tỷ đồng. Theo đó, giá trị sản xuất cây hàng năm vụ Đông Xuân 2024-2025 đạt 11.133 tỷ đồng (lúa 7.439 tỷ đồng, hoa kiểng 2.393 tỷ đồng, hoa màu 1.301 tỷ đồng) và giá trị sản xuất cây lâu năm đạt 3.251 tỷ đồng (quý I 1.807 tỷ đồng và quý II 1.444 tỷ đồng). Theo đó, quy mô sản xuất như sau:

- Tổng diện tích gieo trồng lúa là 187.000 ha, năng suất bình quân 73,0 tạ/ha, sản lượng lúa cả vụ đạt gần 1,36 triệu tấn. Trong đó:

+ Lúa chất lượng cao chiếm 85% diện tích xuống giống.

+ Diện tích áp dụng sạ hàng, sạ thưa 75% diện tích xuống giống.

+ Tỷ lệ sử dụng giống lúa cấp xác nhận 86% diện tích.

+ Thu hoạch bằng máy chiếm 100% diện tích.

- Tổng diện tích gieo trồng hoa màu cây công nghiệp ngắn ngày đạt 13.000 ha (trong đó, diện tích hoa ngắn ngày các loại là 1.310 ha)

- Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm (luỹ kế) đạt 45.178 ha (trong đó, diện tích kiểng lâu năm đạt 708 ha)

Giải pháp thực hiện đối với cây lúa Trên cơ sở theo dõi số liệu bẫy đèn, tình hình khí tượng thủy văn, thực tế sản xuất ở từng địa phương, các huyện, thành phố xây dựng lịch thời vụ xuống giống tập trung, đồng loạt, né rầy, bảo đảm phải có thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 3 tuần; Đảm bảo cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, sinh thái, nguồn nước, thời tiết…, không bị ảnh hưởng lẫn nhau bởi dịch bệnh (chuột, rầy nâu, rầy phấn trắng, đạo ôn, vàng lùn, lùn xoắn lá, muỗi hành…) hoặc xung đột lợi ích (đê bao, nguồn nước, thu nhập…).

Đối với hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa kiểng các địa phương tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, hoa kiểng tập trung, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất gắn với các doanh nghiệp để tiêu thụ, khuyến khích mở rộng diện tích hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày; Các khu vực đê bao vững chắc, vùng cù lao, gò cao... có thể chuyển 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 2 màu, trong đó, chú trọng các loại cây trồng có khả năng tiêu thụ, chế biến lớn (mè, đậu nành, bắp, khoai,...), hoặc có thể 1 lúa - 1 thủy sản, 1 lúa - 1 màu (chuyển thành 2 vụ) nhưng cho giá trị kinh tế cao hơn sản xuất 3 vụ lúa.

Đối với cây lâu năm căn cứ Kế hoạch 250/KH-UBND ngày 17/7/2023 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về phát triên cây ăn trái chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 để tiến hành xác định quy mô vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, gắn sản xuất, thu mua, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ; Theo dõi, tổng hợp diện tích sản xuất của các loại cây ăn quả lâu năm trên địa bàn, hướng dẫn nông dân áp dụng biện pháp canh tác nhằm giảm giá thành sản xuất đồng thời quản lý tốt các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng. Lồng ghép triển khai, hướng dẫn nông dân thiết lập vùng trồng, quản lý tốt sinh vật gây hại và ghi chép đầy đủ sổ nhật ký sản xuất phục vụ hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm./.

Chi tiết mời xem Kế hoạch số 4655/KH-SNN

MV

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...