Kết quả trình diễn phân bón vi sinh Bio – One trên ruộng lúa
Tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Đồng Tháp kết hợp với công ty cổ phần Greentech đã tổ chức “Hội thảo đánh giá kết quả phân bón vi sinh Bio - One tren cây lúa vụ Hè Thu 2013”. Đến dự hội thảo có Giáo sư Tiến sĩ Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng trường Đại Học Tân Tạo, Thạc sĩ Tô Thị Bích Loan – Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Đồng Tháp, cùng với đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty cổ phần Global Greentech, Công ty Điện đạm Phú Mỹ, công ty Phân bón Nha Trang, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV và gần 40 nông dân ở hai huyện Tháp Mười và Cao Lãnh.
Mô hình được thực hiện tại ruộng anh Phan Thanh Liêm (ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười). Qua báo cáo kết quả quan sát thực tế thì lúa ở những ruộng thử nghiệm có kết hợp với phun Bio – One theo quy trình đều xanh tốt, phát triển đồng đều, ít sâu bệnh, có tiềm năng cho năng suất cao, chi phí về thuốc BVTV thấp hơn so với ruộng chỉ bón phân hóa học.
Chú Phạm Văn Nam, nông dân tỉnh Tiền Giang đã sử dụng Bio – One qua 9 vụ lúa và mỗi vụ năng suất đều có tăng hơn so với bón phân theo cách thông thường, do ít sâu bệnh nên chi phí giảm và nâng cao hiệu quả kinh tề.
Theo GS.TS. Võ Tòng Xuân, phân bón vi sinh Bio – One với thành phần chính là hai loài vi sinh vật Azotobacter spp và Clostridium spp có khả năng cố định đạm, giúp hạ phèn nhờ đó mà chất dinh dưỡng có thể được phóng thích cho cây lúa hấp thu, tuy nhiên, cần tiếp tục so sánh Bio – One với các phân bón cùng loại khác để cho bà con nông dân đánh giá khách quan hơn và nên hạ giá thành để nâng cao lợi nhuận cho nông dân.
Sử dụng phân vi sinh là phương pháp mới, phân bón mới đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới và đây là giải pháp vừa nâng cao năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế vừa có khả năng cải tạo đất hướng tới phương pháp sản xuất nông nghiệp tiên tiến và bền vững hơn./.
Hoàng Anh
Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Tháp
Bài viết cùng danh mục
- Nhà vườn Châu Thành bước đầu thành công trong việc phòng trừ sâu đục trái
- Quảng Trị: Hiệu quả mô hình trồng lạc mật độ cao
- Biện pháp quản lý sâu đục trái trên cây có múi
- Làm giàu từ mô hình trồng mía theo cánh đồng mẫu lớn
- Sản xuất lương thực, thực phẩm sạch đang lên ngôi
- Một số giải pháp phòng chống hạn và mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- Nhân giống khoai sọ bằng phương pháp nuôi cấy mô
- Thành công với rau trên cát
- Ngò gai dễ trồng, cho thu nhập cao
- Trồng kim thanh mai thu nhập cao
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |