Vay vốn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao - bài toán cần lời giải
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là đích đến của nhiều nông dân Lâm Đồng để tạo năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản vượt trội. Tuy vậy, vấn đề vốn đầu tư đang là bài toán khó. |
ĐỊNH GIÁ ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUÁ THẤP
Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, theo ước tính của một số doanh nghiệp sẽ cần khoảng 2 tỷ đồng/ ha cho tất cả các khâu như: làm đất, lắp đặt hệ thống che phủ, giống, chăm sóc…Nguồn vốn này được xem là cao ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn và hiển nhiên nhà sản xuất rất cần nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng để đầu tư. Các ngân hàng thông thường sẽ cho vay từ 60% đến 70% giá trị đất thế chấp. Tuy nhiên, hiện nay việc định giá đất nông nghiệp quá thấp đang là vướng mắc lớn để nông dân, doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nông nghiệp công nghệ cao.
Ông Lê Văn Cường - Giám đốc Công ty TNHH DALATGAP- doanh nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất các loại rau màu tại Lâm Đồng cho biết, một số diện tích đất nông nghiệp chỉ được định giá khoảng 25.000 đồng/m2. Một đại diện từ Hiệp hội Hoa Đà Lạt cũng chia sẻ rằng, giá trị của một m2 đất nông nghiệp chỉ được định giá bằng giá một bữa ăn sáng thông thường là quá thấp, khiến doanh nghiệp dù sở hữu diện tích đất lớn vẫn rất khó khăn khi muốn đột phá đầu tư.
Tại một số khu vực khác giá trị đất nông nghiệp có thể được định giá tăng lên 40.000 đồng đến 50.000 đồng/ m2 nhưng giá này vẫn còn thấp. Với mức định giá như vậy, nguồn vốn vay chẳng thấm là bao so với giá trị cần đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng cung ứng sản phẩm với các đối tác, thông thường vốn ứng trước cũng chỉ chiếm khoảng 40% giá trị hợp đồng. Để cho ra sản phẩm, người sản xuất hiện rất “khát vốn”, gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bế tắc trong quá trình tìm vốn cho hướng đi mới.
KHÓ VAY VỐN NGÂN HÀNG VỚI GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC CẤP
Một doanh nghiệp sản xuất hoa có tiếng tại Đà Lạt đã tiến hành trồng hoa theo hướng công nghệ cao từ nhiều năm nay, với dự định mở rộng vùng trồng hoa ra địa bàn Lạc Dương, chủ doanh nghiệp đem một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đi vay nhưng rất nhiều ngân hàng từ chối giải quyết nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Nguyên nhân do giấy tờ của diện tích đất nông nghiệp này hết hạn thời hạn sử dụng vào năm 2013.
Ở thời điểm khi giấy chứng nhận cũ sắp hết hạn và giấy chứng nhận mới chưa được cấp, các ngân hàng rất e ngại vì chứa đựng không ít rủi ro khi giải ngân.
Trường hợp của doanh nghiệp này cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp, nông dân vay vốn bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sắp hết hạn.
Từ khi Luật đất đai 1993 được áp dụng vào ngày 15/10/1993, việc chia cấp, giao quyền sử dụng đất đã được tiến hành. Đối với đất trồng cây hằng năm được giao thời gian sử dụng trong 20 năm, nghĩa là đất sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2013. Đất trồng cây lâu năm được giao thời hạn sử dụng trong 50 năm( hết hạn vào năm 2043). Dù rằng theo Luật (Luật đất đai 1993 và sau đó là Luật đất đai 2003), nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và chấp hành tốt pháp luật thì sau đó sẽ tiếp tục được Nhà nước giao đất sử dụng nhưng trong điều kiện hiện nay, việc khó cầm cố các giấy tờ nêu trên để vay vốn cũng là điều dễ hiểu.
Đại diện từ phía ngân hàng thương mại, ông Nguyễn Văn Chiểub - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cho rằng, dù ngân hàng rất muốn cho vay nhưng trong bối cảnh chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này nên không thể cho vay vốn trung và dài hạn và dè dặt với các khoản cho vay ngắn hạn từ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm. Ngân hàng rất mong có những hướng dẫn cụ thể để giải quyết nhu cầu vay vốn của người sản xuất.
Ý kiến này cũng đã được phát biểu trong một cuộc gặp mặt của ngành ngân hàng với đại diện UBND tỉnh Lâm Đồng. Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên cho biết, tỉnh sẽ xem xét hiện trạng này và kiến nghị với Trung ương có những hướng dẫn cụ thể về mặt chủ trương, giúp tháo gỡ cho người sản xuất có thể tiếp cận vốn, các ngân hàng yên tâm giải ngân hỗ trợ sản xuất.
Nguồn http://pvfcdalat.org/
Bài viết cùng danh mục
- Trồng thành công giống lúa chất lượng cao từ Nhật
- Phú Thọ: Khấm khá nhờ cá chép đỏ
- Cần Thơ: Nâng cao chất lượng cá tra giống
- Mô hình nuôi tôm cộng đồng ở Bình Định: Cần nhân rộng
- Nấm rơm tăng giá - bà con Lai Vung phấn khởi
- Cà Mau: Những Kỹ sư không bằng cấp
- Kết quả nhân giống thuỷ sản ở Quảng Yên (Quảng Ninh)
- Lý luận về xây dựng NTM còn đi sau thực tiễn
- Lên Hà Giang trồng dó, làm giàu
- Độc đáo trồng mai kiểng
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |