Bắc Kạn: Hội thảo mô hình máy gặt đập lúa liên hợp
Năm 2011 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn phối hợp với UBND xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới triển khai mô hình máy gặt đập lúa liên hợp quy mô 1 chiếc với 5 hộ tham gia.
Mục tiêu của việc triển khai mô hình giúp các hộ nông dân tăng năng suất, giải phóng sức lao động cho người lao động tạo ra quỹ thời gian nhàn rỗi giúp các hộ tham gia lao động trên các lĩnh vực khác góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình, khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động nông nghiệp trong lúc thời vụ, đồng thời giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, nâng cao hiệu quả trong sản xuất.
Để đảm bảo mô hình được triển khai thành công, mang lại hiệu quả cho người nông dân, ngay từ khi nhận được kế hoạch của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến lâm Bắc Kạn đã ra những văn bản chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương, cán bộ nông, lâm nghiệp xã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương tiến hành lựa chọn thôn, chọn hộ để triển khai thực hiện mô hình. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% máy móc, được tập huấn về kỹ thuật sử dụng máy, tham quan, tổng kết mô hình. Tại cuộc hội thảo sau khi đi xem thực tế tại đồng ruộng cũng như thông qua báo cáo tham luận của các bên liên quan các hộ dân đều có chung nhận định, đó là việc đưa mô hình máy gặt đập lúa liên hợp mi ni vào thực tế sản xuất phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, nó không những tiết kiệm thời gian, công sức cho người lao động mà nó còn giảm tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 3%. Để thu hoạch hết 1 bung ruộng nếu dùng máy động cơ đeo vai thì cần 6 người lao động cật lực trong 1 buổi chưa kể công thu gom, tuốt, nhưng nếu sử dụng máy gặt đập liên hợp thì thời gian để hoàn thành 1 bung là 1,5 đến 2 h, với chỉ 3 người (đã gồm công thu gom, tuốt). Với những ưu thế hơn hẳn so với máy động cơ gặt lúa đeo vai thì có thể khẳng định rằng việc đưa công cụ này vào sản xuất là hoàn toàn phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân miền núi nói chung và người dân Bắc Kạn nói riêng. Nó giúp họ tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới, cụ thể trong cơ giới hóa sản xuất lúa, giải phóng sức lao động, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn TTKN quốc gia
Bài viết cùng danh mục
- Bà Rịa-Vũng Tàu: Nuôi cá rô đầu vuông tại Côn Đảo đạt hiệu quả cao.
- Xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự tăng vụ tăng thu nhập cho người dân
- Thị xã Hồng Ngự hội thảo sử dụng giống lúa chất lượng vụ thu đông
- Phân đa yếu tố cho chè VietGAP
- Thu lãi lớn từ trồng gừng trong bao
- Lúa vụ 3 trúng lớn
- Đã xuất khẩu được 6,111 triệu tấn gạo
- Giải pháp sản xuất lúa thu đông bền vững
- Giàu từ rau giống
- Q ưu 1 - Tốt cả vụ xuân lẫn vụ mùa
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |