Bộ NN và PTNT: Hội nghị tổng kết sản xuất vụ Thu đông 2011

Ngày 5/12/2011, tại An Giang, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ Thu Đông 2011 và phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2012. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương và lãnh đạo UBND tỉnh Hậu Giang chủ trì hội nghị.

Vụ Thu Đông 2011, toàn vùng ĐBSCL xuống giống 671.763 ha/602.400 ha kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2010 là 160.228 ha, ước năng suất đạt 4,92 tấn/ha, tăng 0,28 tấn/ha so cùng kỳ, sản lượng ước đạt 3.300.000 tấn, tăng 930 ngàn tấn so Thu Đông năm 2010. Diện tích vụ lúa Thu Đông năm 2011 mở rộng nhiều ở các tỉnh: Kiên Giang (39.000 ha), Đồng Tháp (38.286 ha), Cần Thơ (20.008 ha), An Giang (18.295 ha), Vĩnh Long (13.139 ha),… Diện tích bị thiệt hại do lũ là 8.475 ha chiếm 1,31% diện tích xuống giống, chủ yếu là những hộ làm tự phát hoặc bờ bao không vững chắc.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cho rằng diện tích vụ lúa Thu Đông tăng là do tự phát và do dân thấy giá lúa cao nên tập trung trồng. Thứ trưởng khẳng định Bộ vẫn giữ chủ trương chỉ xuống giống trên 600 nghìn ha và chia làm 3 vùng: (i) Vùng A là vùng ven biển, vùng canh tác 2 vụ/năm, không sợ lũ, không sợ thoái hóa đất đã sản xuất 170 ngàn ha (2011), tiềm năng có thể khai thác đến 200 nghìn ha; (ii) Vùng B là vùng ngập trung bình như Giồng Riềng (Kiên Giang), Hậu Giang, Cần Thơ, duy trì diện tích lúa vụ Thu đông 200 nghìn ha. Vùng này sản xuất 3 vụ lúa/năm, lúa vụ 3 nên gặt trước tháng 10 để có điều kiện xả lũ, không sợ thoái hóa đất; (iii) Vùng C là vùng ngập sâu như An Giang, Đồng Tháp và một phần thuộc vùng Đồng Tháp Mười của Long An, canh tác 3 vụ lúa/năm, diện tích lúa Thu Đông cũng chỉ nên ở mức 200 nghìn ha. Đối với vùng này cần có kế hoạch luân phiên xả lũ (2-3 năm xả lũ/lần) để tránh thoái hóa đất, nên có quy hoạch, có hệ thống đê bao chắc chắn để đảm bảo không bị thiệt hại do lũ.

Về sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2011-2012, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng kết luận năm nay sạ quá trễ so cùng kỳ năm trước. Vì vậy lãnh đạo các tỉnh cần tập trung chỉ đạo đẩy nhanh thời vụ, giải quyết dứt điểm sạ trong tháng 12 dương lịch. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ bơm tát, địa phương và nông dân cần vào cuộc, tích cực hơn để đẩy nhanh tiến độ gieo sạ, muộn nhất (cho các vũng trũng) là đến 10/01/2012.

Việc phát triển cánh đồng mẫu lớn năm 2012, Thứ trưởng tiếp tục khẳng định đây là chủ trương của Chính phủ. Bộ NN-PTNT sẽ tham mưu cho Chính phủ để có chính sách cho cánh đồng mẫu lớn, từ đây các địa phương sẽ có cơ chế tốt hơn để nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn tại địa phương mình. Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương nên dựa vào nguồn tài trợ quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới đã có kế hoạch hỗ trợ 10 triệu USD để tiếp tục phát triển cánh đồng mẫu lớn sau vụ Hè Thu 2012.

TTKNQG

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...