"Cao thủ" trồng bơ trái vụ

Tốt nghiệp Trường ĐH Nông lâm TP Hồ Chí Minh, ra trường về công tác tại Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, vì hoàn cảnh gia đình, năm 2005 anh Huỳnh Ngọc Tư (sinh năm 1974, quê Quảng Ngãi) về làm ăn và sinh sống tại thôn 10, xã Ea Ktuar, huyện Cư Kuin (Đăk Lăk).

Tại mảnh đất này, Huỳnh Ngọc Tư đã trở thành “bậc cao thủ” trong việc tuyển chọn thành công giống bơ đầu dòng trái vụ. Về sống ở Đăk Lăk, anh thấy cây bơ là một loại cây trồng có lợi thế và nhiều tiềm năng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc thù của Tây Nguyên. Trong khi đó, tại địa phương chủ yếu chỉ có bơ chính vụ từ tháng 5 đến tháng 9, còn bơ trái vụ rất ít và không đáp ứng được thị trường trong nước và xuất khẩu.

Từ suy nghĩ đó, anh đã bỏ công sức nghiên cứu giống bơ trái vụ. Sau 3 năm (2007-2009) tiếp cận trên hầu hết khắp các vùng trồng bơ của Đăk Lăk và Đăk Nông, Huỳnh Ngọc Tư đã tìm và chọn lọc được 46 cây bơ trái mùa (không tuyển bơ chính vụ). Các cây đầu dòng được điều tra, nghiên cứu trên nhiều vùng trồng bơ. Theo kết quả báo cáo qua Hội đồng khoa học của tỉnh Đăk Lăk tại Quyết định số 814/QĐ-SNNPTNT, ngày 29/12/2009 và Thông báo ngày 27/4/2010 về kết quả bình tuyển, Huỳnh Ngọc Tư đã được công nhận 5 cây bơ đầu dòng trái vụ với các ký hiệu từ CĐD-BO-41.01 đến CĐD-BO-41.05.

Đặc điểm nổi bật ở các cây bơ đầu dòng trái vụ được công nhận là nhóm bơ sáp, hình dạng quả bầu hay bầu thuôn (không có dạng quả tròn), trọng lượng theo tiêu chuẩn 400-450g/quả, màu thịt quả từ vàng đến vàng đậm. Chất lượng quả các cây đầu dòng được xem xét với rất nhiều tiêu chí thông qua phân tích, qua Hội đồng khoa học và được tuyển theo hướng phù hợp với xuất khẩu và đảm bảo tốt cho thị trường trong nước.

Ngoài ra, hàng năm anh còn phối hợp với Phòng NN- PTNT, Hội Nông dân các huyện trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng cho bà con nông dân.

Thời điểm thu hoạch gồm một cây đầu dòng thu sớm (tháng 1 đến tháng 4), ba cây đầu dòng thu hoạch muộn (tháng 8 đến tháng 9) và một cây đầu dòng thu hoạch rải vụ (tháng 10, 11 và tháng 2 đến tháng 4). Giá bán hiện nay cao gấp 3 đến 7 lần so với nhiều giống bơ chính vụ. Niên vụ 2009-2010, anh Tư đã cung cấp cho 25 hộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên với khoảng 30 ngàn cây giống; năm 2011, anh tiếp tục cung cấp ra thị trường khoảng 50.000 ngàn cây giống.

Từ một kỹ sư nghèo lên cao nguyên Đăk Lăk lập nghiệp, giờ đây anh Huỳnh Ngọc Tư đã trở thành chủ một thương hiệu giống bơ trái vụ DakFarm (caygiongdakfarm.vn) nổi tiếng tại Tây Nguyên với thu nhập lên tới 2-3 tỷ đồng/năm. Hiện cơ sở cây giống của anh đã cung cấp đầy đủ các chủng loại giống từ cây ăn quả đến cây công nghiệp, cây lâm nghiệp… không chỉ ra thị trường 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn cung cấp số lượng lớn tới các tỉnh như Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước, Vũng Tàu…

(Theo nongnghiep.vn)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...