Hiệu quả nông nghiệp xã điểm Hải Đường
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng NN-PTNT tại Hội nghị ngày 16/3/2011 sơ kết công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập của người dân tại 11 xã điểm nông thôn mới, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã cùng xã Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định) triển khai mô hình phát triển SX lúa mùa chất lượng cao, cây vụ đông hàng hóa.
Cho đến nay, Viện đã triển khai được 88 ha cho các mô hình trong đó: mô hình sản xuất đại trà lúa PC6 đạt 17ha; mô hình khảo nghiệm giống SH14, X26, XT27, LHT12, LHT91, SH4, HYT100, HYT108; mô hình lúa T10 đạt 2ha; mô hình khuyến nông xã điểm sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng an toàn đạt 36 ha; mô hình khuyến nông xã điểm sản xuất bí xanh đạt 31 ha.
Viện cũng tư vấn cho xã thúc đẩy cải tạo vườn tạp, đã có 150 hộ tập trung làm điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các xóm 2, 5, 6, 9 với 3.000 cây giống có giá trị kinh tế cao như: đại táo, hồng xiêm, xoài, nhãn, vải, bưởi Diễn, ổi… Xây dựng các mô hình chăn nuôi gia cầm, hỗ trợ 30% tiền giống cho 30 hộ dân để mua 3.160 con gia cầm, hỗ trợ 3.500 con cá giống cho 15 hộ với tổng diện tích ao 4 ha.
Viện đã tổ chức tập huấn và chuyển giao kĩ thuật canh tác lúa cải tiến cho 346 lượt hộ nông dân tham gia mô hình và các hộ nông dân trong vùng có quan tâm đến sản xuất lúa chất lượng. Sau khóa học, nông dân được nâng cao kiến thức về kĩ thuật tưới nước khô ướt luân phiên (AWD) và phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), kĩ thuật thu hoạch bảo quản sản phẩm, cách sử dụng phân bón hợp lí.
Viện thường xuyên cử cán bộ theo dõi chỉ đạo các mô hình này, kết quả ban đầu cho thấy các giống lúa tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với cơ cấu luân canh tăng vụ trồng cây vụ đông trong đó giống lúa PC6 được nhân dân địa phương ghi nhận có thời gian sinh trưởng ngắn (93 ngày) và có năng suất thực thu cao hơn xấp xỉ 18% so với Bắc thơm 7. Nhờ có thời gian sinh trưởng ngắn nên bà con trong xã có thể vừa gặt vừa kết hợp lên luống trồng bí xanh như giống Bí xanh 1, Bí xanh 2 và Thiên Thanh 5 do Viện cung cấp.
Bí xanh là loại cây vụ đông được người dân xã Hải Đường lựa chọn từ nhiều năm nay. Anh Phạm Văn Dương, xóm 3 cho biết vụ đông năm 2010, mỗi sào bí gia đình anh thu hoạch từ 5-6 tấn, hộ trồng một mẫu có khả năng thu từ 50- 60 triệu đồng.
Cùng với đó, giống lúa T10 cũng tỏ ra khá phù hợp với chân đất tại Hải Đường phát huy nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn Bắc thơm 7 với khả năng kháng bạc lá, đạo ôn nhẹ, năng suất vụ mùa trung bình đạt 5-6 tấn/ha. Về giống lúa này, ông Nguyễn Văn Hiền, Phó chủ nhiệm HTX Thống Nhất, xã Hải Đường, cho biết: “Hiện diện tích Bắc thơm 7 trên địa bàn xã đang chiếm từ 35-40%, tuy nhiên khi thử nghiệm T10 thấy năng suất vượt hơn Bắc thơm 7 từ 7-14%, chất lượng gạo dẻo thơm, không bị nát, giá lại cao hơn Bắc thơm 7 tới 3.000 đồng/kg nên giống này lập tức thu hút sự quan tâm của nhiều người dân trong xã”.
Không chỉ ở Hải Đường, T10 cũng là giống đang được Viện CLT-CTP giới thiệu và phát triển mạnh tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và miền Trung. Ở Nghệ An, sau khoảng 3 năm sản xuất đại trà, diện tích T10 đã tăng lên 4.000 ha, còn tại Hải Dương lúa T10 được chọn để tạo vùng sản xuất lúa “sạch” theo quy trình ViêtGAP phục vụ xuất khẩu đồng thời được cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cao hơn giá Bắc thơm 7 trên thị trường.
Sắp tới Viện CLT-CTP sẽ tiếp tục chuyển giao cho nhân dân Hải Đường quy trình trồng lúa hữu cơ đồng thời hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. |
Tuy các mô hình về lúa mùa, cây vụ đông, chăn nuôi gia cầm và thủy sản hiện vẫn còn đang triển khai nên chưa thể có số liệu cụ thể về năng suất, thu nhập và hiệu quả kinh tế của mô hình nhưng hoạt động thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu giống tại Hải Đường đã được nhân dân địa phương nhiệt tình tiếp nhận. Trong 8 giống lúa khảo nghiệm xã Hải Đường đã chọn được 3 giống có thời gian sinh trưởng ngắn và hiệu quả kinh tế cao để mở rộng sản xuất vào các năm sau. Các mô hình bí xanh vụ đông, chăn nuôi gia cầm và thủy sản đều có triển vọng sẽ thu được kết quả tốt.
Theo ông Nguyễn Trí Hoàn – Viện trưởng Viện CLT-CTP, do đặc thù Hải Đường là xã thuần nông, từng nổi tiếng với thương hiệu gạo tám đặc sản nên để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cần phải chú trọng tới tạo dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp tại địa phương.
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- Lời giải bài toán thâm canh ngô
- Giữ đúng lịch thời vụ đông xuân
- Cà phê khuyến ngư
- SQ2 - giống lúa lai ngắn ngày
- Cần chiến lược phát triển cây hông
- Giá lúa ĐBSCL tăng - nông dân thu lãi cao
- Đồng Tháp: Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh sau cây lúa
- Thu hoạch lúa vụ 3 tại thị xã Hồng Ngự
- Thái Bình: Hội nghị đánh giá một số giống lúa triển vọng vụ mùa 2011
- Lào Cai: Triển khai thành công mô hình trồng cỏ voi VA06 tại thôn Chỉu Cái
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |