Lượm nhặt xuân tàn
Hết Tết, cây quất cảnh trị giá tiền triệu trở thành rác thải ngập phố phường, nhưng nó lại là nguồn sống khi vào tay nông dân trồng quất cảnh.
Đối với chị Hoàng Thị Bích Liên, một hộ dân trồng quất cảnh tại thôn Tuân Lề, xã Tiên Dương (Đông Anh, Hà Nội) thì công việc thông lệ đầu năm, sau Tết nguyên đán không phải là chuẩn bị đi du xuân, mà là chuẩn bị xe thồ để đi xin quất cảnh về trồng tái sinh cho vụ mới.
Mục tiêu trong tầm ngắm để xin được cây quất đẹp, đó thường là trụ sở của các cơ quan, đơn vị, DN hoặc các gia đình “nhà cao cửa rộng” tại Hà Nội, bởi nơi này trước Tết thường mua những cây quất thế to cao, đắt tiền về chơi. Những cây quất to, bầu còn nguyên vẹn, sau khi trồng lại có sức tái sinh nhanh, sống khỏe nên xin được những gốc càng to, càng nguyên vẹn càng tốt.
Việc đi xin quất cảnh cũng như đi úp nơm. Có nhiều đơn vị trước Tết mua những chậu quất thế hay quất tháp cỡ lớn, có giá tới 5- 7 triệu đồng, nhưng sau Tết lại bỗng trở thành “của nợ”, vứt đi không được. Nếu vớ được những chỗ “sộp” như thế, chủ nhân thậm chí còn mừng rơn, đồng ý cho rước đi cả hai tay. Thế nhưng cũng có nhiều chỗ, chủ nhân cây quất cảnh đắt tiền có vẻ “xót” vì trước Tết phải bỏ ra một số tiền lớn mới tậu được “của quý” nên muốn nấn ná để lại chơi cho tới khi nào quất tàn héo, rụng hết lá thì mới thôi.
Trong khi đó, muốn quất trồng tái sinh sống khỏe thì phải xin về trồng càng sớm càng tốt. Những chỗ này, nếu là cây quất gốc to, thế đẹp thì người đi xin phải đặt vấn đề mua lại, với giá có khi cả triệu đồng mỗi cây. Còn lại phần đa những chậu quất dạng tháp, cỡ vừa (mua trước Tết từ 300.000- 1 triệu đồng) thì chủ nhân thường cho không, hoặc bán lại với giá chỉ từ 20- 50 nghìn đồng/chậu.
Nói về cái lợi của việc “đi nhặt xuân tàn”, chị Liên phân tích: “Thu nhập từ ruộng của nhà tôi một năm chỉ trông vào 7 thước đất trồng quất cảnh. Trước Tết, nhà tôi có 80 gốc quất, bán được 40 triệu, chi cho Tết nhất, trả nợ coi như hết. Ra Tết phải xuống giống mới, mà giống quất con một năm tuổi bây giờ rất đắt, phải 70- 100 nghìn đ/cây. Trong khi đó, nếu xin quất về trồng tái sinh, chịu khó chăm sóc thì thực ra quất lại phát triển nhanh hơn, cuối năm kích cỡ quất lại to hơn các hộ vào giống mới. Thế là được lợi cả đôi đường, vừa đỡ tiền giống, vừa có nguồn giống tốt”.
Anh Trần Văn Hùng, một hộ dân chuyên trồng quất tái sinh khác tại vùng quất cảnh xã Tiên Dương nêu kinh nghiệm: Để quất tái sinh sinh trưởng tốt, sau khi đưa quất trở lại ruộng, phải dỡ hết dây thép tạo thế, trẩy hết quả cũ, cắt bớt cành và lá, sau đó trồng và tưới nước thường xuyên. Sau ba tháng quất sẽ rụng hết lá cũ, ra rễ mới và bắt đầu nảy chồi và ra quả non. Lúc này phải tưới gốc cho quất phân chuồng lỏng kèm lân hòa tan và thuốc kích thích rễ để quất ra rễ khỏe hơn, đồng thời vặt hết lứa quả non mới hình thành. Đến tháng 6 (ÂL), quất trồng tái sinh sẽ ra lứa quả non mới. Sau đó, người trồng quất cảnh sẽ bắt đầu quy trình hãm quả kèm theo các chế độ chăm sóc rất kỳ công để kịp thời có lứa quất cảnh bán vào dịp Tết.
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- TP HCM: Mở rộng diện tích rau an toàn
- Bệ rạc giống lợn, gà
- Miền Bắc lấy nước đổ ải đợt 2: Tuyệt đối không lãng phí
- Nữ nông dân thành triệu phú nhờ trồng nấm
- Bí quyết "chế" trái… hồ lô của lão nông cứ đến Tết là đút túi tiền tỷ
- Quýt hồng Lai Vung rộn rã vào xuân!
- Xuất khẩu Đồng Tháp, một năm nhìn lại
- Quýt Hồng Lai Vung đã được chứng nhận nhãn hiệu độc quyền
- Khẩn trương xuống đồng
- Thấp thỏm giá chuối Tết
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |