Người cứu vịt bầu Quỳ
Chúng tôi đến thăm căn nhà 2 tầng nằm cạnh chân chiếc cầu bê tông Châu Tiến vắt qua thượng nguồn sông Hiếu, thuộc xã Tiền Phong, huyện Quế Phong chợt nhìn thấy đàn vịt đẻ hàng nghìn con căng tròn đang nằm nghỉ dưới chân cầu. Thấy người lạ cả đàn vịt chạy nhốn nháo và kêu inh ỏi.
Đó là đàn vịt bầu Quỳ, một giống vịt đặc sản quý chỉ có ở các huyện miền núi phía Tây xứ Nghệ. Và không khỏi vui mừng khi biết giống vịt quý này hiện đã thoát khỏi nguy cơ bị xoá sổ nhờ được ông Thái Diệu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu bỏ công sức khôi phục và nhân giống trên quê hương của chúng tại huyện Quế Phong.
Ông Thái Diệu cho biết: Do sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên giống vịt bầu Quỳ có khả năng tìm kiếm các nguồn thức ăn thiên nhiên giỏi và có sức chống chịu bệnh tật cao. Chúng chỉ cần cho ăn thóc lép, trấu gạo (chế độ nuôi dưỡng thấp) vẫn phát triển tốt. Giống vịt bầu Quỳ chỉ cần nuôi 2 tháng đã có trọng lượng khoảng trên 1 kg. Nuôi 4 tháng trọng lượng tăng gần gấp đôi (trên dưới 2kg/con).
Thịt vịt bầu Quỳ đặc biệt rất thơm và ngon. Thịt đùi có tỷ lệ protein thô 21,23 - 21,50%; tỷ lệ mỡ thô 1,18 - 1,68%; tỷ lệ nước 75,09 - 75,6%, do không quá béo, chắc thịt, người tiêu dùng rất ưa thích. Giá vịt bầu Quỳ có thời điểm lên tới 250 đến 300 nghìn đồng/con nhưng vẫn rất khó mua. Nguyên nhân là do tình trạng chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ mỗi nhà chỉ 5 - 10 con, khi các nhà hàng đặc sản đổ xô đến săn lùng đã đẩy giống vịt quý nổi tiếng này đứng trước nguy cơ bị xoá sổ...
Từ thực trạng trên, ông Thái Diệu đã nảy ra ý tưởng tự mình tìm cách khôi phục lại nhằm bảo vệ và giữ gìn giống vịt bầu Quỳ cho địa phương. Năm 2009, nhờ sự giúp đỡ của Sở KH- CN Nghệ An, ông Diệu đứng ra thành lập Doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu, và ngay lập tức ông lặn lội đến các bản làng vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong để lùng mua từng con giống gốc.
Có đàn vịt bầu Quỳ giống gốc, doanh nghiệp Diệu Châu bắt đầu xây lò ấp để sản xuất vịt giống. Nhờ nguồn giống 100% máu thuần do doanh nghiệp này cung ứng, phong trào nuôi vịt bầu Quỳ của đồng bào các dân tộc đã được phục hồi lại. Chỉ sau 2 năm, đàn vịt bầu Quỳ ở nhiều xã tại Quế Phong và Quỳ Châu đã tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng.
Ông Thái Diệu cho biết: Đảm bảo đàn giống vịt bầu Quỳ xuất bán cho người nuôi 100% máu thuần chủng chúng tôi đã thực hiện rất nghiêm túc việc duy trì đàn giống gốc ông bà, bố mẹ bằng việc xây dựng trại giống độc lập, đảm bảo cách ly hoàn toàn với các giống vịt khác ở vùng lân cận. Thường xuyên mời cán bộ kỹ thuật đầu ngành của Viện Chăn nuôi và cán bộ chuyên môn Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh về giúp tuyển chọn đàn vịt bầu Quỳ hậu bị.
Năm 2011, được sự giúp đỡ của hợp phần chăn nuôi, dự án cạnh tranh nông nghiệp tại Nghệ An, doanh nghiệp Diệu Châu hình thành “Liên minh sản xuất và tiêu thụ vịt bầu Quỳ giữa doanh nghiệp và HTX chăn nuôi xã Tiền Phong - Quế Phong” với sự tham gia của 100 hộ, quy mô 200 con giống/lứa/hộ, mỗi năm 2 lứa; kế hoạch đến năm 2013, tăng lên 200 hộ.
Tại liên minh này, hai bên đã ký kết với nhau: Doanh nghiệp tư nhân Diệu Châu hỗ trợ nông dân kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, cung ứng giống, thức ăn đảm bảo chất lượng, tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho nông dân theo giá được thỏa thuận trong vòng 2 năm.
Trước mắt, đàn vịt bầu Quỳ thương phẩm thu được khoảng 4 vạn con/năm sẽ tập trung cung ứng cho thị trường là các nhà hàng khách sạn trên địa bàn huyện Quế Phong để giới thiệu đặc sản quê hương cho khách khi đến công tác. Về lâu dài, khi đã có các chứng chỉ về chất lượng, nhãn mác, thương hiệu và ổn định về sản lượng, doanh nghiệp sẽ xúc tiến đưa sản phẩm thâm nhập thị trường TP Vinh và mở rộng dần sang các thị xã, thành phố khác.
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- Thu bạc tỷ từ củ đậu
- Thị trường gạo của Việt Nam đang gặp khó khăn
- Tây Ninh: Cả xã khá lên nhờ trồng địa lan
- Bình Định: Nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh
- Lào Cai: Kỹ thuật thu hoạch bảo quản ngô quy mô hộ gia đình
- Thu hoạch và sấy lúa: Ghi nhận mới
- TTKNQG: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap
- Hà Giang: Khảo nghiệm thành công một số giống lúa lai mới có năng suất và chất lượng cao
- Quảng Nam: Mô hình hiệu quả cho vùng đất chuyển đổi
- Thanh Hóa: Lúa lai BTE1 thay thế các giống lúa đang bị thoái hóa
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |