TTKNQG: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap
Trong 3 năm (2011 – 2013), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap với tổng kinh phí 13,5 tỷ đồng tại 14 tỉnh thành trong cả nước. Quy mô dự kiến là 2400 con lợn thương phẩm/năm, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 600 lượt nông dân và 300 lượt nông dân được thăm quan học tập.
Năm 2011, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giao cho các đơn vị tham gia dự án triển khai các mô hình tại 11 tỉnh: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An và Bình Phước.
Đến thời điểm 30/9/2011, dự án đã hoàn tất việc hỗ trợ giống, vật tư, thiết bị cho các đơn vị thực hiện và giải ngân 70% kinh phí. Ngoài ra các hoạt động tập huấn, thông tin tuyên truyền, hội thảo đầu bờ cũng đã được thực hiện theo đúng tiến độ của dự án. Hiện đàn lợn tại các mô hình phát triển tốt, đảm bảo theo tiêu chí đề ra.
Mặc dù dự án triển khai vào thời điểm giá cả tăng cao (giống, thức ăn) nhưng dự án đã thực hiện đúng tiến độ, các mô hình đáp ứng được yêu cầu chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap. Dự kiến đến hết tháng 12/2011 sẽ tổng kết và nghiệm thu tất cả các mô hình.
Dự án chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGap mang ý nghĩa thực tiễn cao, góp phần nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật của người dân trong việc chăn nuôi lợn an toàn sinh học; nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi lợn, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững và tăng thu nhập cho nông dân; các mô hình cần được triển khai rộng rãi trong nhân dân.
N.T.M
(Nguồn: báo cáo tiến độ thực hiện dự án khuyến nông trung ương năm 2011)
Bài viết cùng danh mục
- Hà Giang: Khảo nghiệm thành công một số giống lúa lai mới có năng suất và chất lượng cao
- Quảng Nam: Mô hình hiệu quả cho vùng đất chuyển đổi
- Thanh Hóa: Lúa lai BTE1 thay thế các giống lúa đang bị thoái hóa
- Mở lớp kỹ thuật trồng kiểng Bonsai tại huyện Hồng Ngự
- Lúa HD9 khẳng định ưu thế vượt trội trên đồng đất xứ Thanh
- Tương lai rộng mở cho cây lúa Sóc Trăng
- ĐBSCL: Tôm càng xanh mùa lũ trúng giá
- Chế máy xới đào bồn cà phê
- Trồng khoai lang tím Nhật lãi 3-4 tỷ/năm
- An Giang: Nâng cao nhận thức cho cán bộ khuyến ngư về VietGap trong nuôi trồng thủy sản
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |