Ninh Bình: Triệu phú cá lóc bông

Nửa ha mặt nước nuôi cá lóc bông, mỗi năm xuất bán gần 16 tấn cá thương phẩm, trừ chi phí anh Nguyễn Văn Vinh (xóm 4, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình) thu về trên 400 triệu đồng.

Nói về chuyện làm ăn anh Vinh hồ hởi cho biết: anh nuôi cá hơn chục năm rồi nhưng trước đây chỉ nuôi cá trắm, mè, rô phi… sản phẩm làm ra khó bán, giá rẻ nên từ năm 2007 anh chuyển sang nuôi các lóc bông, một sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng.

Xác định đây là đối tượng thủy sản mới, yêu cầu nguồn vốn lớn, hơn nữa thức ăn của chúng phải là thức ăn tươi sống nên anh đã nghiên cứu và ứng dụng chặt chẽ quy trình kỹ thuật nuôi từ khâu chuẩn bị nuôi, chọn giống, quản lý, chăm sóc đến thu hoạch. Ao nuôi có lóc bông phải có độ sâu từ 2,5 - 3 m, diện tích từ 500 m2 trở lên, trước khi thả phải tát cạn ao, vét bùn đáy, lấp hết các hang hóc, rải vôi đáy, phơi nắng 1 tuần rồi mới cấp nước vào ao để thả cá. Cần chọn giống cá đều cỡ, có nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả nuôi phù hợp 20 - 25 con/m2. Thức ăn sử dụng là cá tạp, Giai đoạn cá nhỏ, thức ăn phải được xay nát hoặc băm nhỏ, cá càng lớn thì khẩu phần ăn càng giảm dần. Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá. Để cá phát triển tốt cũng cần quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, thay nước thường xuyên, định kỳ diệt khuẩn, bổ sung vi sinh để tăng cường phân hủy thức ăn thừa, tránh những mầm bệnh gây hại cho cá, kiểm tra sinh trưởng theo định kỳ.

Vụ cá lóc bông đầu tiên anh thả 1 vạn con, sản lượng đạt 7 tấn, trừ chi phí anh thu được 200 triệu đồng. Thấy có hiệu quả, năm 2010 anh tiếp tục mở rộng diện tích nuôi, 7 sào ruộng của gia đình được anh cải tạo lại, quây nilon, trát xi măng xung quanh thành sau đó anh đắp 1 khoảnh ao nhỏ giữa ruộng, chờ đến tháng 4 anh bắt đầu thả cá giống trong đó, tháng 5 tháng 6 sau khi thu hoạch lúa xong anh phá bờ thả cá ra ruộng.

Anh cho biết thêm: Cái hay của việc nuôi cá ngoài ruộng là việc thay nước rất dễ dàng, hơn nữa ruộng đã luân canh 1 vụ lúa thì dịch bệnh trên cá cũng giảm bớt và vụ lúa kế tiếp hầu như không phải bón thêm phân đạm.

Từ mô hình nuôi luân canh cá lóc bông trên ruộng lúa của anh Vinh, nhiều hộ nông dân trong xã Khánh Thủy đã chủ động đầu tư bắt tay vào nuôi cá lóc bông, bước đầu cho hiệu quả khá. Tuy nhiên mong muốn lớn nhất của những người nuôi cá lóc bông như anh Vinh là làm thế nào để sản xuất được giống phục vụ cung ứng tại chỗ vì hiện nay toàn bộ giống cá lóc bông phải nhập từ miền Nam, quá trình vận chuyển bị hao hụt nhiều, chi phí cao, khả năng thích ứng của cá kém.

Theo Thủy sản VN

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...