Ra đồng cùng nông dân

Việc đưa kỹ sư, thạc sĩ nông nghiệp trong hệ thống nhà nước trực thuộc Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Trà Vinh xuống đồng cùng ăn, cùng ở, cùng làm với nông dân đang tạo nên bước đột phá mới.

Nhận thấy tầm quan trọng này, ngay trong vụ hè thu 2011, Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Trà Vinh đã xây dựng và thực hiện dự án sản xuất lúa chất lượng cao theo phương pháp “Cùng nông dân ra đồng”. Theo đó, Trung tâm đã biệt phái 36 cán bộ kỹ thuật xuống địa bàn để tư vấn và hướng dẫn khoa học kỹ thuật sản xuất lúa theo phương pháp 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Hiệu quả đã phát huy ngay tác dụng trên diện tích 190 ha trong vụ lúa hè thu 2011.

Thạc sĩ Trương Văn Thương, cán bộ Trung tâm KNKN Trà Vinh chia sẻ: Đã đến lúc phải giúp nông dân thay đổi tập quán cũ, điều kiện canh tác, ứng dụng kỹ thuật. Để làm được điều này thì phải cầm tay chỉ việc và phải chứng minh được hiệu quả kinh tế.

Kỹ sư Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng trạm KNKN Cầu Ngang nói: Toàn huyện có khoảng 10.000 ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa. Thời gian gần đây việc nuôi tôm sú đã và đang bộc lộ nhiều khó khăn, tôm nuôi chậm lớn, dịch bệnh nhiều. Vì thế phương châm “đồng lòng, đồng tâm, đồng trách nhiệm” của người cán bộ xuống đồng là rất thiết thực. Cụ thể, vụ tôm 2011, tôi đang tư vấn kỹ thuật cho 11 hộ có diện tích lớn và HTX Thắng Lợi nuôi tôm sú ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, cùng với 400 hộ nuôi tôm trên diện tích 160 ha. Đến thời điểm này đã có 60 hộ thu hoạch đạt kết quả tốt, còn lại đang chờ đến ngày thu hoạch.

Kỹ sư Bùi Thị Kim Quyên, Phó phòng Thông tin thuộc Trung tâm KNKN Trà Vinh cũng đã xuống đồng cầm tay chỉ việc cho nông dân xã Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Châu Thành sản xuất 20 ha lúa chất lượng cao. Kết quả đạt năng suất đạt 6,5 tấn/ha, cao hơn 1,2 tấn/ha, lợi nhuận bình quân từ 22 – 26 triệu đồng/ha. Kỹ sư Quyên chia sẻ: Qua 4 tháng xuống đồng biết nông dân còn gặp quá nhiều khiếm khuyết, tuy nhiên qua thời gian cùng làm với nông dân, bà con đã mắt thấy, tai nghe, ngay sau vụ lúa hè thu nhà nông đã chuyển đổi tập quán. Hiệu quả từ việc sử dụng giống xác nhận, thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã mang lại lợi nhuận rất cao. Phương án cùng nông dân ra đồng tạo được mối liên kết gần gũi giữa các kỹ sư và nhà nông.

Ông Lê Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm KNKN Trà Vinh nói: Qua 4 tháng biệt phái thạc sỹ, kỹ sư ra đồng đã giúp cho 3.910 nông dân tiếp cận kỹ thuật canh tác lúa chất lượng cao. Giúp cho nông dân thấy được sự cần thiết của việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, ứng dụng “3 giảm 3 tăng” đến “1 phải 5 giảm”, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng”, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, thực hiện đồng bộ cơ giới hóa trong và sau thu hoạch để giảm hao hụt và đảm bảo chất lượng lúa gạo.

Chương trình “cùng nông dân ra đồng” với phương châm (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) đã giúp cho nông dân và kỹ sư ngày càng gắn bó thân thiết. Nông dân đã tiếp nhận kiến thức cơ bản của kỹ sư, đồng thời kỹ sư cũng học hỏi từ những kinh nghiệm thực tế của nông dân để nâng cao trình độ. Sản xuất lúa chất lượng áp dụng đúng qui trình kỹ thuật nên đã giúp nông dân giảm được giống, phân bón và đặc biệt là thuốc BVTV nên hạn chế việc ô nhiễm môi trường, sản phẩm nông sản đạt chất lượng.

Nông dân xóa dần tập quán canh tác cũ, biết áp dụng các biện pháp canh tác mới như sản xuất theo đúng lịch thời vụ, xuống giống đồng loạt, né rầy nên phòng ngừa được dịch bệnh, lợi nhuận tăng cao.

Qua đó, những hộ trong mô hình đã tiếp thu và ứng dụng tốt vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, tăng năng suất, chất lượng và tăng lợi nhuận trên cây lúa. Người dân thực hiện tốt theo quy trình hướng dẫn, năng suất lúa đều đạt trên 6 tấn/ha, cao hơn sản xuất đại trà từ 1 – 1,5 tấn/ha. Lợi nhuận mang lại từ mô hình 22 - 26 triệu đồng/ha.

Lực lượng thạc sỹ, kỹ sư trực thuộc Trung tâm đã tư vấn kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng và nuôi thủy sản cho 8.359 lượt hộ sản xuất. Qua đó 16 cán bộ trực tiếp bám sát địa bàn 31 xã trên diện tích 340 ha để tư vấn cho khoảng 1.997 hộ sản xuất… Ngoài ra 20 cán bộ tham gia tư vấn nuôi thủy sản, thường xuyên giúp đỡ trên 6.360 hộ nuôi đúng qui trình, giúp chọn lựa con giống có chất lượng, quản lý và sử dụng các chế phẩm sinh học trong ao… hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và lợi nhuận.

Chương trình “cùng nông dân ra đồng” là cách làm mới giúp nhà nông tăng thu nhập, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

 

(Theo nongnghiep.vn)

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...