Nông dân Tân Hồng phấn khởi với lúa liên kết

Sau hơn 6 tháng khẩn trương thi công, vừa qua, Tổ hợp chế biến lúa gạo Tân Công Chí của Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang đã đưa vào hoạt động hệ thống lò sấy, kịp thời thu mua lúa trên các diện tích liên kết sản xuất với nông dân huyện Tân Hồng đúng theo hợp đồng.

Mẻ lúa đầu tiên được đưa lên lò sây là của ông Nguyễn Thanh Tú, một nông dân ở ấp Tân Bảnh, xã Tân Phước. Vụ này, 32 công ruộng của ông Tú liên kết với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang sản xuất theo quy trình khép kín. Giống lúa được sử dụng trong vụ này là OMCS 2000, loại giống tạo ra từ tổ hợp lai OM1723/MRC19399, phẩm chất gạo tốt, hạt dài, ít bạc bụng, ngon cơm. Năng suất tương đương 6,5 tấn/ha.

Ông Nguyễn Thanh Tú cho biết: “Tuy năng suất có thấp so với ruộng bên ngoài chút đỉnh, nhưng nhờ làm theo chỉ dẫn của công ty nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí”. Tuy nhiên, điều mà ông Tú cũng như nhiều nông dân khác yên tâm là hạt lúa làm ra theo mô hình này là lúa sạch. Cầm trên tay hơn 110 triệu đồng từ công ty, ông Tú cho biết vụ này lời khoảng 25 triệu đồng/ha.

Với bước đầu của thành công này, nhiều nông dân cũng đã cảm thấy tin tưởng hơn với mô hình trồng lúa khép kín thay vì tự làm như trước đây.

Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Huyện uỷ Tân Hồng nhận định, sự kiện này là bước phát triển rất quan trọng của địa phương, đặc biệt là đối với bà con nông dân. Mà điểm nhấn chính là việc, “Lần đầu tiên, nền nông nghiệp huyện Tân Hồng cụ thể hóa được mối quan hệ chặt chẽ của "4 nhà" là nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông theo tinh thần Quyết định số 80 của Thủ tướng Chính phủ”, ông Thể chia sẻ.

Theo Tiến sĩ Dương Nghĩa Quốc - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù còn vướng một số khó khăn nhất định như thói quen trồng lúa IR50404 của nông dân chưa kịp thay đổi, nông dân và doanh nghiệp còn chưa gặp nhau ở một vài điều khoản trong hợp đồng v.v. nhưng xu hướng nhìn chung là tích cực.

Ông Dương Nghĩa Quốc khẳng định Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực làm cầu nối giữa doanh nghiệp với bà con nông dân để thực hiện được mục tiêu có 10.000 héc-ta lúa sản xuất liên kết trong năm 2012.

Nguồn Portal Đồng Tháp

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...