Nông nghiệp Kiên Giang thắng lớn
“Mặc dù gặp không ít khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, thời tiết bất lợi, song năm 2011 ngành nông nghiệp Kiên Giang vẫn giành được thắng lợi trên nhiều mặt, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội cho tỉnh nhà”. Đó là khẳng định của ông Mai Anh Nhịn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang với NNVN nhân dịp tổng kết ngành.
Cụ thể những kết quả mà ngành nông nghiệp Kiên Giang đã đạt được là gì, thưa ông?
Năm qua là năm mà SXNN của tỉnh có bước phát triển khá toàn diện với hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Trong đó, nổi bật là sản lượng lúa đạt cao nhất từ trước đến nay với trên 3,9 triệu tấn, vượt kế hoạch 420 ngàn tấn, thủy hải sản khai thác và nuôi trồng đạt 507.500 tấn, riêng tôm nuôi đạt 39.600 tấn.
Đến nay, tỉnh đã dần hình thành các vùng SX nguyên liệu tập trung với các cây con chủ lực như: lúa, mía, khóm, tôm, cá lồng bè… Cơ cấu kinh tế ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy hải sản, lâm nghiệp. Nhờ đó, góp phần đưa kinh tế nông nghiệp đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, tăng gần 3% so với kế hoạch.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi?
Có nhiều nguyên nhân đưa đến thắng lợi, trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân cơ bản sau:
- Trong năm qua, giá của hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản đều tăng mạnh, nông dân rất phấn khởi, tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất.
- UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh SX nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Ngành nông nghiệp đã chủ trương thực hiện SX lúa thu đông và quy hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp. Nhờ đó, đã góp phần tăng thêm 227.500 tấn lúa và gần 5.000 tấn tôm nguyên liệu.
- Việc chỉ đạo SX, cơ cấu mùa vụ, quản lý vật tư nông nghiệp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Đồng thời, ngành cũng tập trung bố trí vốn cho đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, SX và cung ứng cây, con giống, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, chuyển giao TBKT… góp phần làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, vụ lúa thu đông vừa qua ở Kiên Giang đã cho thấy những bất cập khi có tới hàng ngàn ha lúa bị thiệt hại. Vậy quan điểm của ông về vụ lúa này như thế nào?
Trong SXNN thì thiệt hại không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra là làm sao hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Nhiều người lo ngại SX 3 vụ lúa/năm sẽ làm thoái hóa đất, tác động xấu tới môi trường, gia tăng dịch bệnh… là có cơ sở, bởi không có hoạt động SX nào mà không gây tác động đến môi trường. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thực hiện các giải pháp khắc phục nhằm hạn chế những tác động xấu phát sinh.
Những năm tới, ngành sẽ tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích SX lúa thu đông trên cơ sở hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng, đê bao chống lũ cho từng khu vực. Đồng thời chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, thời gian cách ly an toàn giữa các vụ lúa và áp dụng đồng bộ các TBKT trong canh tác để tăng hiệu quả SX, giảm thiểu rủi ro.
Song song với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ngành nông nghiệp sẽ điều hành và tổ chức SX theo tín hiệu thị trường, khi giá lúa cao và nông dân có lãi. Thực hiện biện pháp cắt vụ theo từng khu vực sau 2- 3 năm để đất có thời gian nghỉ và nghiên cứu đưa cây màu vào sản xuất luân canh.
Cũng cần khẳng định rằng, để làm được 3 vụ lúa/năm là kết quả quá trình đầu tư lâu dài của nhà nước và nhân dân trong nhiều năm liền, nhất là về hệ thống thủy lợi. Tuy nhiên, không phải nơi nào trong tỉnh cũng SX được lúa thu đông mà chỉ một số nơi có lợi thế và điều kiện mới làm được.
Xin ông cho biết những chỉ tiêu chủ yếu mà ngành đặt ra cho năm 2012?
Năm 2012, ngành nông nghiệp phấn đấu đạt mức tăng trưởng giá trị SX nông, lâm, thủy sản là 5,3%, trong đó nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp tăng 13,3%, thủy sản 9%. Sản lượng lương thực cả năm đạt 3,9 triệu tấn, trong đó 80% là lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Thủy hải sản khai thác, nuôi trồng đạt 543 ngàn tấn, trong đó riêng sản lượng tôm nuôi là trên 44 ngàn tấn. Khôi phục, phát triển chăn nuôi đạt tổng đàn 6,5 triệu con gia cầm, 350 ngàn con heo, 25 ngàn con trâu bò. Chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có và tiến hành trồng mới rừng phòng hộ ven biển, rừng phân tán. Tập trung chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhất là ở các xã điểm.
Xin cảm ơn ông!
(Theo nongnghiep.vn)
Bài viết cùng danh mục
- Bất chấp rét đậm, nông dân ồ ạt gieo mạ!
- Nông dân phấn khởi thu hoạch vụ màu
- ĐBSCL: Sản lượng tôm giảm mạnh
- Những nông dân "máu" làm ăn lớn
- Tỷ phú nhím
- Mía tím Hòa Bình
- Giấy thông hành cho chè Việt
- Nông dân làm du lịch sinh thái
- Hội nông dân Đồng Tháp tổng kết năm 2011
- Hoa kiểng Sa Đéc rộn rịp vào xuân
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |