Nuôi trùn quế kết hợp làm VAC cho hiệu quả kinh tế cao

Hưởng ứng phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước đã mạnh dạn nuôi thử nghiệm trùn quế kết hợp mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), bước đầu đem lại kết quả cao.

Anh Nguyễn Tấn Lực ở ấp 2, xã Minh Lập (huyện Chơn Thành) cho biết: "Nếu gia đình nào chịu khó nuôi trùn quế kết hợp làm VAC thì lợi nhuận đem lại không hề nhỏ, bởi trùn quế là nguồn thức ăn dồi dào cho gà, vịt, ngan, cá... Ngoài ra, phân trùn rất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại cây trồng". Hiện, gia đình anh Lực nuôi 2 cặp bò, lấy phân bò nuôi trùn quế để làm thức ăn cho gà, vịt, cá, chất thải của trùn quế làm phân bón cho rau màu, cây ăn quả, tiêu. "Nuôi trùn quế kết hợp với làm VAC giúp tôi tốn ít công chăm sóc, nhờ đó, gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm", anh Lực nói.

Để nâng cao năng suất lao động, ông Phạm Văn Lâm ở ấp 8, xã Tân Lập (huyện Đồng Phú) đã áp dụng mô hình nuôi trùn quế kết hợp VAC. Cuối năm 2010, sau khi tìm hiểu trên báo, đài, ông đã xuống Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) mua 100kg khối ấu trùng (trứng trùn quế, với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg) về nuôi thử nghiệm. Ông Lâm chia sẻ: Trùn quế dễ nuôi, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Nhiệt độ thích hợp nhất với trùn quế là 20-30 độ C. Trùn có khả năng sinh sản nhanh, số lượng tăng lên theo cấp số nhân. Cứ 1kg khối ấu trùng giống, sau 2 tháng nuôi có thể tạo ra 0,1kg trùn thịt và 25 - 30kg khối ấu trùng giống. Do vậy, chỉ đầu tư con giống 1 lần sẽ được hưởng lợi lâu dài.

Hiện nay, bình quân mỗi tháng gia đình ông xuất bán khoảng 30kg trùn thịt. Số còn lại ông sử dụng để bổ sung lượng thức ăn cho 300 con gà, 50 con ngan, 2 tạ cá. Hàng năm, ông Lâm thu nhập 400 triệu đồng từ việc nuôi trùn quế kết hợp mô hình VAC.

Ở ấp 8, ngoài hộ ông Lâm còn nhiều gia đình khác cũng mạnh dạn nuôi thử nghiệm, bước đầu có kết quả khả quan. Điều quan trọng là mô hình khép kín này rất thân thiện với môi trường, dễ thực hiện nên có thể nhân rộng.

Nguồn kinhtenongthon.com.vn

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...