Đồng Tháp: sản lượng lúa năm 2011 đạt cao nhất từ trước đến nay
Trên 3,1 triệu tấn là sản lượng lúa cao nhất của tỉnh Đồng Tháp từ trước đến nay, được báo cáo tại Hội nghị tổng kết phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, diễn ra vào sáng ngày 10/11. Bí thư Tỉnh uỷ Lê Vĩnh Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương tham dự hội nghị.
Trong năm 2011, sản xuất nông nghiệp của tỉnh tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhất là diễn biến bất thường của lũ nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được nhịp độ phát triển. Ước giá trị sản xuất nông nghiệp cả năm đạt gần 13.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.
Chiếm trên 500.000 ha trong tổng số 533.000 ha diện tích cây trồng hàng năm của tỉnh, năng suất lúa bình quân cả năm 2011 ước đạt gần 62 tạ/ha cộng với giá bán cao và nhờ người dân áp dụng nhiều biện pháp cơ giới hóa trong sản xuất nên sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi cao. Bên cạnh lúa, diện tích hoa màu, cây ăn trái cũng tăng lên so với năm 2010 và mang lại hiệu quả kinh tế.
Được đánh giá là thế mạnh của tỉnh, lĩnh vực chăn nuôi thủy sản cũng từng bước khẳng định vị thế. Với tổng diện tích nuôi 7.500 ha, trong năm 2011, ngành chăn nuôi thủy sản đã đóng góp trên 400.000 tấn thủy sản các loại. Cùng với tăng diện tích và sản lượng, hiện ngành chăn nuôi thủy sản cũng đang đẩy mạnh áp dụng quy trình nuôi sạch theo tiêu chuẩn BMP, GAP, GlobalGAP v.v. nhằm xây dựng vùng nuôi an toàn.
Song song với tập trung thúc đẩy phát triển kinh tế, ngành nông nghiệp cũng chú trọng thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới, xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn cho người dân trong vùng sạt lở trong mùa lũ v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh nhưng kết quả đạt được, sản xuất nông nghiệp của tỉnh năm 2011 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: thiếu sự liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nên chậm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giá cá xuất khẩu thấp trong khi các yếu tố đầu vào tăng trong những tháng đầu năm gây khó khăn cho người nuôi.
Trước ảnh hưởng của cơn lũ vừa qua, tại hội nghị, các đại biểu đã kiến nghị tỉnh hỗ trợ giống, kinh phí bơm rút nước và gia cố đê bao để đảm bảo cho vụ Đông Xuân, xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn v.v..
Trên cơ sở những thành quả của năm 2011, ngành nông nghiệp đã đề ra 05 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2012, đó là: khẩn trương khắc phục hậu quả lũ lụt, đảm bảo cho sản xuất lúa Đông Xuân 2011 – 2012; thực hiện các giải pháp đồng bộ để bố trí hợp lý lịch thời vụ; rà soát, quy hoạch vùng sản xuất gắn với nâng cấp bờ bao chống lũ; phát triển sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh cao và đẩy mạnh thực hiện chương trình nông thôn mới.
Đánh giá cao sự nỗ lực của ngành nông nghiệp trong thời gian qua, Bí Thư Tỉnh uỷ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: tuy chịu nhiều ảnh hưởng của lũ nhưng ngành nông nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Trong thời gian tới, ngành nông nghiệp cần tập trung vào mũi đột phá là hạ tầng nông nghiệp để tiến tới năm 2015, tỉnh có hạ tầng nông nghiệp hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Ngoài ra, ngành nông nghiệp cũng cần nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp, trong đó cần lưu ý các vấn đề về giống, kỹ thuật trồng trọt và liên kết với các ngành công nghiệp chế biến để tạo sự phát triển bền vững.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương yêu cầu ngành nông nghiệp thực hiện rà soát lại quy hoạch để đầu tư kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, tham mưu cho UBND tỉnh lập các dự án đê bao kết hợp bố trí dân cư và giao thông nông thôn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo ngành nông nghiệp tăng cường liên kết với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra cho nông sản, hỗ trợ người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Tại hội nghị, các biên bản hợp tác giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và doanh nghiệp cũng được ký kết. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dương, đây là nền tảng để sự liên kết giữa nhà nước, nông dân và doanh nghiệp ngày càng bền chặt.
Bài viết cùng danh mục
- Sắp xây dựng hệ thống tháp cảnh báo thiên tai
- Nuôi lươn mùa nước lũ - hiệu quả kinh tế cao
- Hoạch định con đường phát triển lúa gạo chất lượng cao
- Giống lúa Japonica ở Yên Bái
- Hậu Giang: Siết chặt quản lý ngay từ đầu vụ
- Người cứu vịt bầu Quỳ
- Thu bạc tỷ từ củ đậu
- Thị trường gạo của Việt Nam đang gặp khó khăn
- Tây Ninh: Cả xã khá lên nhờ trồng địa lan
- Bình Định: Nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế cao, ít dịch bệnh
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |