Câu hỏi: Xin chào chương trình. Cho em hỏi về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh đăng quần ven sông là như thế nào? và cách bố trí địa hình nuôi như thế nào?

Người hỏi: Nguyễn Minh Thanh

Email: nguyenminhthanh_datinh@yahoo.com - Điện thoại: 0924393920

Địa chỉ: Đồng Tháp

Trả lời

Thân chào anh!

Nuôi tôm đăng quầng những năm trước đây tại Đồng Tháp, An Giang chúng ta nuôi rất nhiều. Nhưng vì lợi ích kinh tế nên mô hình này càng thu hẹp lại, chuyển sang nuôi luân canh và thâm canh... như bây giờ. Sau đây chúng tôi xin chia sẽ một số thông tin kỹ thuật cùng anh về nuôi tôm càng xanh đăng quầng:

- Đăng quần có diện tích 200-300-600m2, chạy dài theo mé sông, rạch, cồn. Dài 20-40-60m, rộng tùy nơi 10-15-20m, độ sâu mực nước trong đăng 1,5-3m n­ước ổn định trên 1,5m. Một phía dựa vào bờ gần nhà dễ quản lý, phía còn lại đ­ược cắm các cọc tre, tràm, bạch đàn và cặp nẹp chắc. Dùng đăng tre bện dầy ghép từng miếng vào cặp nẹp. Để an toàn, dùng l­ới cư­ớc mành không chạy mặt 2a=1mm, loại l­ới màu đen cặp vào khung đăng.  Nước lũ đến đâu dâng đăng cao hơn đến đó. Trong đăng đ­ược để chà gần sát đáy, bó chặt kiểu chà tôm, chà tre khô càng tốt, diện tích chà chiếm 1/3 đăng quần

- Thời vụ nuôi tôm càng xanh lệ thuộc vào nguồn nư­ớc lũ về sớm, muộn, nguồn giống tôm cỡ lớn có đủ cung (giống nhân tạo hoặc tự nhiên).Thường nuôi từ tháng 6-7 d­ơng lịch đến tháng 1-2 d­ơng lịch, thời gian 5 tháng. Cỡ giống thả 200-250 con/kg. Mật độ thả 10-15-20 con/m2, nếu nuôi ở vùng triều 3-5-7 con/m2, Thức ăn cho tôm: Chủ yếu tận dụng thế mạnh nguồn cá tạp, cá phần, cua, ốc, gạo... có ở địa
ph­ương để cho tôm ăn. Thức ăn có thể sử dụng bằng thức ăn chế biến ở tại chỗ, thức ăn công nghiệp cho tôm ăn. Ngày cho tôm ăn 2 lần: Chiều tối 18-19 giờ = 70% l­ợng thức ăn và sáng sớm 5-6 giờ: 30%, thức ăn đ­ược rải đều trong đăng quần.. Cần dùng sàn cho thức ăn vào treo ở đăng, xem tôm có thức ăn từ đầu đến đuôi không và lặn mò kiểm tra nếu đáy dư­ thức ăn hay thiếu mà tăng giảm l­ượng thức ăn.

Về chăm sóc quản lý: Cần kiểm tra tình trạng sinh sống của tôm để xử lý kịp thời, nhất là nguồn nư­ớc phèn, n­ước cỏ, nư­ớc có thuốc trừ sâu, tôm sống không bình th­ường và tôm chết. Năm nào lũ về yếu, nư­ớc thấp, chảy yếu, thức ăn kém tôm chậm lớn, dễ bị hao, cần xử lý kịp thời theo từng yếu tố.  Hàng ngày kiểm tra trên và d­ới nước l­ưới đăng xem có bị thủng do giao thông, do chuột, cua... phá hư­, sửa kịp thời. Tôm nuôi sau 4-5 tháng: 1kg tôm giống thu 10kg tôm thịt hoặc thấp 5-7kg, cỡ tôm trung bình 30-50 g/con. Hình thức nuôi này phụ thuốc rất nhiều vào nước lũ hàng năm.


Thân chào anh!

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...