Câu hỏi: Kỹ thuật ghép và chăm sóc cây đào Nhật Tân Người hỏi: Nguyễn Quang Minh Email: nguyenquangminh0810@gmail.com - Điện thoại: 01238648481 Địa chỉ: Tân Hội - Đan Phượng - Hà Nội |
Trả lời Chào bạn Ghép đào Nhật Tân không đơn giản. Ở Nhật Tân đã hình thành những người chuyên ghép gốc đào hoạt động trong 2 tháng trước và sau tết nguyên đáng, Đó là những khoảng thời gian vàng, tiết trời mát mẻ, ấm áp, thích hợp nhất cho việc ghép đào. Theo anh Nguyễn Văn Chiến, khi gốc đào được mua về, chủ vườn cắt tỉa theo ý muốn, hoặc thuê thợ ghép đào cắt tỉa, sau đó trồng vào đất đã chuẩn bị trước. Lúc này, tất cả các vết cắt đều được bịt kín bằng túi bóng nhằm tránh tác động xấu của môi trường. Chừng một tuần sau, thợ ghép bắt đầu làm việc; thời gian ghép cũng không quá sớm, không quá muộn, sáng độ từ 7h30 đến 10h30, chiều từ 14h đến 17h; tùy thời tiết mỗi ngày xấu hay tốt mà thời gian ghép trong ngày có thể dịch chuyển dài thêm hay ngắn lại. Mắt ghép phải được chọn từ những cây đào không bị sâu bệnh; hoa đỏ thắm, nhiều cánh; cành được chọn để lấy mắt phải là loại cành bánh tẻ, thân mập. Quy trình ghép bắt đầu bằng việc chọn điểm ghép. Người ghép dùng dao sắc đã chuẩn bị sẵn gọt lớp vỏ ngoài ở điểm ghép trên gốc; nhát gọt phải “ngọt”, loại bỏ vừa đủ phần vỏ không cần thiết, không quá sâu, cũng không quá nông. Mắt ghép cũng được gọt tương tự, nhưng đòi hỏi kỹ năng cao hơn, bởi độ dày vỏ ở gốc ghép có đường kính khoảng 10cm trở lên khác với độ dày vỏ của cành lấy mắt ghép chỉ to bằng ngón tay. Nếu nhát gọt không đảm bảo ngọt và chính xác, cả mắt và gốc ghép đều không được gọt đến điểm “sống”. Và như thế, xác suất sống của các mắt ghép sẽ không cao, nguy cơ phá vỡ thế ghép lớn, cây đào ghép về sau sẽ không đẹp. Mỗi điểm ghép, tùy độ lớn nhỏ của gốc mà thợ ghép chọn ghép một hay nhiều mắt. Sau khi ghép, các mắt ghép được cố định vào gốc ghép bằng dây nhựa, được bịt kín cách biệt với môi trường để tránh các tác động xấu. Chừng một tháng sau khi ghép, các mắt ghép đâm chồi dài từ 5cm – 10cm, lúc này chủ vườn sẽ bỏ dần các túi bóng, nhằm tránh tác dụng ngược khi bị hấp hơi làm thối mắt ghép. Cây đào ghép được chăm sóc tốt, đến mùa đào sau là có thể đưa ra thị trường; cây nào chậm lớn thì phải thêm một mùa đào nữa, lúc này những cây đào ghép sẽ đẹp nhất. Thế nhưng, để có cây đào ghép đẹp, 80% là phụ thuộc công đoạn cắt tỉa gốc và ghép mắt ban đầu. Anh Chiến chia sẻ thêm: “Chỉ một tuần sau là thợ ghép có thể biết mắt ghép sống hay chết. Nếu mắt ghép chết, thợ ghép sẽ có phương án xử lý sớm để điều chỉnh thế ghép. Tuy nhiên, việc xử lý dù có thành công, thì gốc ghép cũng không đẹp như ý tưởng ban đầu. Nếu phát hiện muộn, việc xử lý càng khó khăn, vì gốc ghép trồng càng lâu, tỉ lệ sống của mắt ghép càng thấp. Hơn nữa, khi đó có thể thời gian tốt nhất để ghép đào cũng sẽ không thuận lợi nếu rơi vào đợt ghép sau Tết Nguyên đán”. KỸ THUẬT TRỒNG ĐÀO 1. Về đất trồng 2. Bón phân thúc: Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa. 3. Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây. 4. Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC…Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide… 5. Cách ép đào ra hoa đúng dịp tết: Vào đầu đến trung tuần tháng 11 âm lịch, dùng dao khoanh 1 hay vài vòng xung quanh cành đào, thân đào để ức chế sinh trưởng thân lá, kích thích phân hóa mầm hoa. Giữa tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ hết lá trên cây bằng tay hay bằng cách phun Ethrel 20-25ml/10 lít nước. Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn thời điểm trên vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. Nếu thời tiết rét kéo dài, hàng ngày cần tưới nước ấm 40-50 độ C vào quanh gốc, thắp bóng điện vào ban đêm để sưởi ấm và phun phân bón lá Đầu Trâu 901, 902 kích thích cho đào ra hoa đúng tết 6. Trồng lại đào sau tết Sau Tết Nguyên đán, nhiều gia đình đã vội bỏ những gốc đào đi, hoặc bán rẻ cho các nhà vườn. Nhiều người cũng đã trồng lại để dùng trong dịp tết sang năm, tuy nhiên đến tết năm tới vẫn phải mua cây đào mới. Lý do vì cây mình trồng không thể chấp nhận được. Phương pháp dưới đây sẽ giúp các bạn trồng lại được cây đào và dùng cho nhiều năm sau: Trồng lại: Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 7-8. Chọn chỗ đất cao ráo, thoát nước. Nhà không có đất thì trồng vào chậu to, nhớ xử lý đáy chậu thật thoát nước. Đào là cây cảnh không ưa bóng. Trước khi trồng phải bón lót bằng phân ải hoặc phân hữu cơ vi sinh. Sau tết đem trồng càng sớm càng tốt, chậm nhất là khoảng 15 tháng Giêng. Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non. Cắt sửa cành: Trồng xong, cắt ngay cành lần thứ nhất. Lần này tốt nhất là cắt bỏ gần như hết các cành chỉ để lại phần gốc và cành to ngay sát gốc. Mục đích để cành mới phát sinh nhiều, năm tới sẽ cho nhiều hoa. Nếu không cắt để cành già, năm tới hoa chỉ có ở phía ngoài đọt cành. Sau đó, mỗi tháng phải cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng 6 âm lịch mới thôi. Sau khi cây phát triển việc tạo dáng, thế hay tán để có một cây đào đẹp các bạn áp dụng kỹ thuật đã được hướng dẫn ở phần trên. Chúc bạn thành công |
- Thưa chương trình: Em muốn nhờ chương trình giải đáp 1 câu hỏi: " trồng hoa lyly cắt cành thì sau khi thu hoạch hoa gốc lyly sẽ được chăm sóc như thế nào và cần thực hiện những khâu nào để đảm bảo sinh trưởng tốt
- Chào chuyên gia tôi muốn hỏi . Tôi có trồng hạt thanh long trên giá thể đất sét lấy ở ruộng đã được khử bằng vôi trong thời gian cây phát triển khoảng 0,5 cm cây có hiện tượng chuyển sang màu đỏ và lan sang cây bên cạnh khoảng 3 ngày sau cây bị thối và chết vậy chuyên gia cho biết cây mắc bệnh gì hay đất trồng không phù hợp và biện pháp cải tạo tôi xin cảm ơn !
- cho e hỏi cách kích thích hoa cúc vụ đông xuân ra hoa ạ. hiện tại nhà e trồng mà chưa có nụ hoa. nên sử dụng cách nào để kích thích ra hoa ạ
- Chào các cô chú, cháu muốn có lời muốn hỏi cô chú. Rất mong sẽ nhận được sự giúp đỡ ạ. Cháu ở Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, cháu muốn thay đổi việc canh tác lúa và rau màu để chuyển sang trồng hoa góp phần cải thiện kinh tế, tìm được hướng đi mới cho bà con nông dân địa phương nhưng cháu chưa có kinh nghiệm gì ( thời gian tới cháu sẽ đi các vườn hoa để học hỏi kinh nghiệm) rất mong cô chú tư vấn giúp cháu là với điều kiện tự nhiên như vậy thì thích hợp trồng hoa gì ak: Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt bởi những dãy núi đất, núi đá, độ dốc trung bình từ 25 - 300. Địa hình núi đá phân bổ ở các xã phía Tây và Tây Nam của huyện; địa hình núi đấtchiếm 70% diện tích đất tự nhiên; địa hình đồi thoải chiếm từ 15 - 20%;các dải thu lũng hẹp chiếm 3,5% diện tích. Trên địa bàn Bình Gia có 2 sông lớn là sôngBắc Giang(dài trên 50 km), sông Pắc Khuông và nhiều suối chảy qua.Khí hậuBình Gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, nhiệt độ trung bình năm 20,80C; độ ẩm bình quân năm là 82%. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình 1.540mm/năm. Đồng thời cô chú cung cấp địa chỉ những nơi nguồn giống cây trồng giá rẻ, chất lượng đảm bảo ở kv miền Bắc cho cháu với. Ban đầu cháu dự định thử nghiệm với khoảng 1sào trước. Cô chú nào có mô hình nhỏ như vậy có thể cho cháu biết vốn đầu tư là khoảng bao nhiêu không ạ? với những loài hoa bình thường thôi ak. Cháu xin cảm ơn cô chú rất nhiều ạ.
- Chào BNN, Cho em hỏi hiện nay em đang trồng loại hoa Dạ Yến Thảo. có một vấn đề mà em chưa xử lý được đó là bệnh vàng lá ở loài hoa này. bắt đầu cây ra chậu là bệnh bắt đầu xuất hiện,có đến 80% cây bị bệnh. em đã mua nhiều loại thuốc vàng lá để điều trị mà chưa có hiệu quả. vậy em mong BNN tư vấn giúp. cách phòng và trị bệnh vàng lá trên Hoa Dạ yến Thảo. loại thuốc trị bệnh. Em chân thành cảm ơn BNN. mong được hồi âm.
- Cho em hỏi em ở tp HCM muốn mua loại hoa hướng dương lùn cánh nhỏ hoa vàng nhuỵ nâu.hoa xuất xứ thái lan thì nên mua ở đâu thì uy tín ạ.Có thể cho em một số địa chỉ tham khảo được không ạ.Em cám ơn ạ
- Xin chương trình giúp tôi cách phòng chống sâu cho cây đa cổ thụ ở nhà.Vì cứ tới tháng 9 ( âm lịch) trỏ đi cây bắt đầu suốt hiện sâu ăn lá phá hoại cây tốc độ rất nhanh.. Tôi xin cảm ơn chương trình!
- Chào bannhanong. Cho cháu hỏi về cây hoa cúc trồng chậu. Cây mới trồng bị nấm hại cây,lá. Xin bannhanong cho biết thuốc đặc trị về nấm cho cây cúc và cách phòng bệnh. Xin cảm ơn.
- Tôi muốn hỏi: mua giống cây phát lộc( còn gọi là cây sống đời) ở đâu giá rẻ? Cách làm tháp cây phát lộc? Cách trồng cây phát lộc?
- xin Chào các anh chi,bạn của nhà nông . xin anh chị cho mình hỏi nhà mình có trồng cây tiêu nên muốn trồng cây lạc dại , mình hiện đang ở tp pleku mà không biết mua ở đâu xin anh chị làm ơn chỉ dùm . xin cảm ơn các anh chị nhiều
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |