Bến Tre: Băn khoăn trước vụ sò mới
Hiện sò thịt khoảng 100 con/kg giá bán 60.000 đồng/kg, giá cao nhất từ trước đến nay nhưng người nuôi sò ở 3 huyện biển Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú tỉnh Bến Tre không có sò bán. Nguyên nhân chính do nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương đang khan hiếm dần. Người nuôi sò trong tỉnh đến các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau mua sò giống về nuôi nhưng tỷ lệ chết đến 85%, nhiều hộ nuôi sò đang lưỡng lự trước mùa vụ mới.
Sau Tết Nguyên đán năm 2014, độ mặn của nước biển tăng cao, nhiều hộ dân ở các xã ven biển Đông của tỉnh Bến Tre đã khởi động vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò còn băn khoăn đầu tư vụ sò mới do chất lượng sò giống không đảm bảo.
Ông Nguyễn Văn Trừ ngụ xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, trăn trở: “Sò thịt loại kích cỡ 100 con/kg, giá 60.000 đồng/kg là giá cao nhất từ trước đến nay. Ấp Thừa Thạnh có hơn 500 hộ nuôi sò, trung bình mỗi hộ nuôi diện tích từ 1-8 công. Năm 2013, 70% hộ dân bỏ sân trống; trong 30% hộ nuôi, tỷ lệ chết lên đến 85% nhưng vẫn còn lãi do giá sò thịt cao. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu ở vùng biển diễn ra ngày càng rõ nét và theo chiều hướng bất lợi cho người dân sinh sống nơi đây. Nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương khan hiếm dần. Mua sò giống nơi khác về thả nuôi, điều kiện môi trường nuôi đã khác, cộng với nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch rất cao, vật nuôi thích nghi không kịp”. Theo ông Trừ, trước đây vào mùa sò giống sinh sôi nẩy nở đặc cả vùng ven biển, người dân có ghe đi cào về thả nuôi, còn dư thì đem bán cho các hộ khác nuôi. Dân vùng biển tận dụng diện tích đất sông ngòi, kênh rạch, dùng cây cắm trụ và dùng lưới mùng từ mặt đất lên cao khoảng 5 tấc là thả sò giống xuống nuôi. Sò nuôi khoảng 18 tháng thu hoạch, không tốn chi phí thức ăn, chỉ tốn công canh giữ, mỗi công đất nuôi sò thu hoạch trung bình từ 5-6 tấn, giá từ 25.000 - 28.000 đồng/kg, lợi nhuận rất cao. Không ít hộ dân thoát nghèo, có điều kiện cho con ăn học, xây dựng nhà cửa khang trang nhờ nuôi sò. Nhưng đó là chuyện của trước đây, vì khoảng 4 năm trở lại đây, nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương không còn nhiều nữa. Năm có năm không, năm 2013 chỉ có 30% hộ dân đầu tư nuôi sò nhưng việc tìm mua sò giống rất khó khăn.
Ông Lê Văn Hưởng, ngụ ở xã Thừa Đức góp vốn với 2 hộ dân khác trong xã đi mua sò giống từ tỉnh Tiền Giang về nuôi. Số vốn hùn 30 triệu đồng, qua một con nước, sò giống phát triển rất khả quan, nên 3 hộ tiếp tục góp thêm 30 triệu đồng nữa sang Tiền Giang mua sò giống, nhưng sò nuôi cỡ bằng đầu ngón tay út rồi không lớn nữa và mất dần trong sân nuôi. Theo các hộ dân, vì đa phần lượng sò giống mua về nuôi là sò đực, nên nuôi một thời gian sò không lớn và di chuyển đi nơi khác. Rồi thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2014, thời tiết lạnh kéo dài, sò nuôi chết với số lượng khá lớn.
Bà Nguyễn Thị Ánh, một hộ dân nuôi sò xã Thừa Đức, cho biết: “Cuộc sống gia đình phụ thuộc vào 3 sân nuôi sò (diện tích mỗi sân 3.000m2) nên không thể bỏ trống sân. Bốn năm qua, gia đình tôi phải đi mua sò giống ở tỉnh Kiên Giang và Cà Mau về nuôi. Để giảm thiệt hại, tôi không mua sò giống vừa cào ở sông lên mà chỉ mua sò đã qua thuần dưỡng, giá cao nhưng giảm được rủi ro”. Theo bà Ánh, nuôi sò từ nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương trước đây không cần chăm sóc vẫn thu được lãi cao. Có năm bà đầu tư mua sò giống thả nuôi 3 sân, với tổng số tiền 300 triệu đồng, đến thu hoạch bán được 600 triệu đồng. Song, từ khi mua sò giống của các tỉnh khác, phải tính toán thận trọng hơn. Năm 2013, bà Ánh bỏ ra 150 triệu đồng mua sò giống về thả 3 sân, giảm mật độ thả nuôi. Sò nuôi thả cạnh bờ, không ra giữa kênh rạch như trước đây để hạn chế ảnh hưởng dòng chảy của nước, lịch thăm sò nuôi thường xuyên và đều đặn. Vậy mà, thời tiết thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh, tỷ lệ sò chết rất cao. “Bù lại, giá sò cao nên thu hoạch bán được 400 triệu đồng”- bà Ánh nói.
Theo những hộ dân nuôi sò ở huyện Bình Đại, do nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương không còn nên họ phải mua sò giống của các tỉnh ven biển trong vùng ĐBSCL về nuôi. Nhiệt độ, môi trường sống tại mỗi vùng biển có một số khác biệt, nên tỷ lệ hao hụt lên đến hơn 85%. Trong khi nuôi từ nguồn sò giống cào tại vùng biển Bến Tre, tỷ lệ hao hụt không quá 60%. Mặc dù chất lượng sò giống được mua tại các tỉnh ven biển ĐBSCL về nuôi tại vùng biển Bến Tre rủi ro lớn nhưng nhiều hộ nuôi sò trong tỉnh cho biết vẫn dựa vào nguồn giống này để duy trì vùng nuôi mà không dám nhập giống từ nước ngoài. Bởi đã có hộ dân mua sò giống nguồn gốc từ Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc… về nuôi nhưng sò không lớn nên giờ không ai nghĩ đến việc mua sò giống ngoại.
Bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Chủ tịch UBND xã Thừa Đức, cho biết, diện tích đất nuôi sò của xã hơn 93ha. Nhiều hộ dân tận dụng phần diện tích đất ở kênh, rạch để nuôi sò, tạo nguồn thu góp phần ổn định cuộc sống gia đình. Song, gần đây, sò giống thiên nhiên tại địa phương khai thác không được nhiều. Năm 2013, sản lượng sò nuôi thu hoạch của xã đạt 1.008 tấn, giá trị 40,32 tỉ đồng, giảm 104 tấn so với năm 2012. Năm 2014, sản lượng sò thu hoạch dự báo sẽ tiếp tục giảm do nguồn giống tiếp tục khó. Xã đang chờ chủ trương từ cấp trên để có phương án duy trì nguồn sò giống thiên nhiên tại địa phương hoặc sản xuất sò giống đảm bảo thích nghi trong điều kiện biến đổi khí hậu, giúp người dân tiếp tục khai thác lợi thế tiềm năng của đất. Đồng thời góp phần thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân vùng biển vốn còn nhiều khó khăn.
Nguồn:baocantho.com.vn
Bài viết cùng danh mục
- Tiền Giang: Nghề nuôi cá cảnh và những bước thăng trầm
- Tiêu đầu mùa bị thương nhân nước ngoài ép giá
- Xuất khẩu gạo - nỗi lo chất lượng
- Nuôi ngựa khai thác huyết thanh
- Đồng Tháp: Nông dân thăm đồng ngày tết
- Đắk Lắk: Nuôi voi khoái hơn làm giám đốc
- Gặp nông dân “biến” dưa hấu thành… thỏi vàng
- Đồng Tháp: Quýt hồng Lai Vung hăm hở đón Tết
- Bưởi Hậu Giang được mùa kép
- Cúc mâm xôi Sa Đéc “lên ngôi”
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |