Hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình nuôi cá chạch
(CT) - Ngày 11-9, Bộ môn Nuôi trồng thủy sản thuộc Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức bàn giao 4.580 con cá chạch giống để hỗ trợ nông dân tại quận Ô Môn thực hiện mô hình nuôi thương phẩm.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông - Macrognathus siamensis” do Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ triển khai, thực hiện từ tháng 9-2023 đến 2-2026. Chủ nhiệm dự án là TS.Nguyễn Quang Trung, Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
Dự án tiến hành các nội dung nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ cá chạch sông bố mẹ và kỹ thuật kích thích sinh sản cá chạch sông, nghiên cứu kỹ thuật ương cá chạch sông giai đoạn cá bột lên cá giống, nghiên cứu về các mô hình và giải pháp nuôi thương phẩm đạt hiệu quả... Đồng thời, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về con giống, thức ăn... để các hộ dân thực hiện mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông. Dự kiến, có 6 hộ dân tại các quận, huyện của thành phố sẽ được hỗ trợ cá giống để thực hiện mô hình nuôi thương phẩm, trong đó có 3 hộ nuôi theo mô hình bể lót bạt và 3 hộ nuôi trong vèo. Đến nay, đã có 1 hộ dân được bàn giao cá giống là hộ chị Lưu Hoàng Anh Hoa ở phường Thới Hòa, quận Ô Môn.
Theo TS.Nguyễn Quang Trung, cá chạch sông là loài cá có giá trị kinh tế cao nhưng nông dân còn gặp khó trong phát triển nuôi do thiếu con giống nhân tạo và quy trình nuôi bài bản để cá mau lớn, đạt trọng lượng cao. Qua nghiên cứu và thực hiện các thí nghiệm bước đầu cho thấy, loài cá này có thể nuôi vỗ và cho sinh sản nhân tạo với tỷ lệ thành công rất cao. Mỗi con cá chạch bố mẹ có thể cho ra đời hơn 3.000 con bột và tỷ lệ ương dưỡng từ bột lên con giống (cỡ 500-700 con/kg) có thể đạt 65-70% ở các điều kiện nuôi phù hợp, sử dụng thức ăn là trứng nước và trùn chỉ. Để nuôi thương phẩm đạt hiệu quả, nông dân cần chú ý kết hợp cho cá ăn thức ăn công nghiệp với các loại thức ăn tươi sống giàu đạm như trùn chỉ và trùn quế./.
Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ
Bài viết cùng danh mục
- Hiệu quả mô hình nuôi cá trèn bầu tại Huyện Cao Lãnh
- Thu tiền tỉ mỗi năm từ lạp xưởng cá lóc, cua
- Huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thực hiện mô hình sinh kế mùa nước nổi
- Vĩnh Long thúc đẩy ngành chế biến rau quả phát triển
- Nuôi cá mú dưới tán rừng phòng hộ
- Nông dân vùng U Minh Thượng làm giàu từ mô hình tôm - lúa
- Tỉ phú mê lúa hữu cơ Ba Đại
- Năng động làm giàu nhờ luân canh chuối cấy mô và lúa
- Trồng sầu riêng chuyên canh thu tiền tỉ
- Nhân rộng mô hình về canh tác lúa chất lượng cao tại Đồng Tháp
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
(Nguồn THĐT) |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
(Nguồn THĐT) |