Hòa Bình: Tái canh cây cam tại thủ phủ cam Cao Phong

Hộ dân nhận khoán tại đội Bắc Phong (Cao Phong) trồng chuối nhằm cải tạo đất, tạo thu nhập khá.

Nhằm phát triển bền vững vùng cây có múi, chính quyền huyện Cao Phong (Hòa Bình) phối hợp các đơn vị liên quan triển khai "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025” với diện tích năm 2024 dự tính khoảng 42 ha, từ đó xây dựng cánh đồng mẫu để nhân rộng.

 

Cao Phong là thủ phủ vùng cam của tỉnh, giai đoạn 2010 - 2016, cây cam đã giúp người dân Cao Phong đổi đời, thu nhập cả tỷ đồng/ha, nhiều hộ là tỷ phủ từ trồng cam. Tuy nhiên những năm gần đây, do sự phát triển nóng của diện tích cam, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, đặc biệt đến chu kỳ cần phải cải tạo để tạo sự phát triển ổn định mới. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện Cao Phong đã xây dựng Kế hoạch số 65/KH-UBND về việc triển khai thực hiện "Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025". Theo đó, tập trung tái canh cây cam, quýt quy mô khoảng 1.500 ha, trồng mới 670/1.500 ha với giống cây đầu dòng và quy trình chăm sóc cam đúng kỹ thuật từ khâu xử lý đất. Trên cơ sở đề xuất của huyện Cao Phong và các địa phương, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết mức hỗ trợ thực hiện Đề án tái canh cây có múi giai đoạn 2021-2025. HĐND tỉnh thông qua chính sách hỗ trợ cây giống cho diện tích trồng tái canh cây cam tại huyện Cao Phong đến năm 2025, mức hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống sạch bệnh, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia.

Đồng chí Bùi Văn Hưng, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 237/2023/NQ-HĐND, ngày 7/4/2023 của HĐND tỉnh về Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2023 - 2025 và chỉ đạo của UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 237/2023/NQ-HĐND, UBND huyện đã rà soát tổng hợp diện tích tái canh cây cam trên địa bàn huyện năm 2024. Đến nay trên địa bàn có một đơn vị là Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình đăng ký diện tích trồng tái canh năm 2024.

Trên cơ sở đề xuất của UBND huyện Cao Phong, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiến hành kiểm tra tại thực địa diện tích các hộ đăng ký hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong năm 2024. Tổng số hộ đăng ký hỗ trợ giống là 115 hộ. Tổng diện tích đăng ký hỗ trợ cây giống là 42,306 ha, gồm: đội Bắc Phong, đội Tây Phong thuộc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình. Về chủng loại giống, đội Bắc Phong diện tích đăng ký 24,558 ha, đề nghị hỗ trợ giống cam lòng vàng (cam CS1): đội Tây Phong đăng ký 17,748 ha, đề nghị hỗ trợ giống quýt đường Canh (cam Canh). Qua kiểm tra, diện tích đăng ký của các hộ tập trung thành khu liền kề, chủng loại giống đồng bộ 1 loại/khu, đáp ứng yêu cầu của đề án và chính sách hỗ trợ cây giống của tỉnh. Sở NN&PTNT đề nghị UBND huyện Cao Phong chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các bước theo hướng dẫn tại Văn bản số 1238/UBND-KTN, ngày 31/7/2023 của UBND tỉnh về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 237/2023/NQ-HĐND, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng với chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai Đề án tái canh cây cam, huyện Cao Phong khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP vào quy trình chăm sóc và chế biến cam; kiên định sản xuất theo hướng xanh, sạch, dùng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh; tăng cường liên kết, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Ông Hà Ngọc Tuyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình cho biết: Thực tế nhận thức của người trồng cam đã có nhiều chuyển biến. Nhiều hộ chú trọng cải tạo đất, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Khi cam hết tuổi khai thác, bước vào chu kỳ thoái hóa, nhiều hộ chủ động chuyển đổi diện tích sang trồng chuối, sau một thời gian lại bắt đầu chuyển diện tích này sang trồng cây cam để thực hiện quy trình cải tạo đất. Trồng cam đòi hỏi sự đầu tư cả về nguồn lực, làm chủ các quy trình từ chọn giống, cải tạo đất đến các công trình chăm sóc theo tiêu chuẩn an toàn mới có hiệu quả cao và bền vững. Việc tái canh cây cam là hết sức cần thiết, bởi theo chu kỳ cây cam đến thời điểm thoái hóa, năng suất, chất lượng không đạt yêu cầu. Diện tích công ty quản lý khoảng hơn 600 ha, trong đó diện tích cam cũ hơn 200 ha, cam thời kỳ kinh doanh hơn 200 ha, còn lại diện tích khác chủ yếu là chuối để cải tạo đất và có thu nhập thêm. Thực hiện Đề án tái canh cây có múi, công ty rà soát diện tích, tính toán nhu cầu tái canh, đã lựa chọn 13 ha tại đội Bắc Phong làm đất để chuẩn bị trồng.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao Phong Hòa Bình cho biết thêm: Ở vùng đất Cao Phong, cho đến nay chưa có cây trồng thay thế được cây cam và mang lại hiệu quả như cây cam. Trong quá trình tái canh, cần phối hợp đồng bộ, triển khai nhanh, kịp thời để chính sách sớm đi vào phát huy hiệu quả.

Báo Hòa Bình

 

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...