Ðiểm nhấn sân vườn từ kiểng cây ăn trái

Kiểng cây ăn trái bày bán tại phừờng Thường Thạnh, quận Cái Răng.

Những năm gần đây, bên cạnh các loại hoa kiểng, người dân TP Cần Thơ còn có xu hướng trồng cây ăn trái trong khuôn viên, trước sân, sân thượng. Các loại cây ăn trái không chỉ tạo không gian xanh, mát mẻ; thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mà còn mang đến nguồn trái cây sạch, trải nghiệm thu hoạch trái cây thú vị cho gia chủ.

 

Phong trào chơi kiểng từ cây ăn trái không phải chỉ mới xuất hiện gần đây mà đã có từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, người chơi chỉ chọn những loại cây có thân nhỏ, gốc kiểng cổ đẹp, cành nhánh dễ tạo tán bonsai như khế, sơ ri, me... Những năm gần đây, người chơi kiểng bắt đầu mở rộng sang những loại cây ăn trái quen thuộc với cuộc sống hằng ngày như nhãn, mận, vú sữa, xoài, cóc… Những loại cây này thường có dáng lớn nên người mua chủ yếu sử dụng trang trí sân vườn biệt thự, công viên, những nơi có không gian rộng, thoáng mát. Hiện giá các loại kiểng cây ăn trái dao động từ vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng/cây tùy vào loại cây, tuổi thọ, hình dáng...

Theo ông Nguyễn Hoàng Khải, chuyên bán kiểng cổ thụ, kiểng cây ăn trái trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, nhiều người không chỉ mua các loại kiểng cây ăn trái về trang trí, mà còn để tạo bóng mát và đặc biệt là có thể hái trái cây, do đó gần đây kiểng cây ăn trái được nhiều người ưa chuộng. Thị trường và thị hiếu của người mua cây kiểng từ cây ăn trái cũng khác so với các loại kiểng truyền thống. Phần lớn người chơi kiểng từ gốc cây ăn trái hiện nay đa phần chọn dáng cây cổ thụ, cây to, lâu năm để tạo mảng xanh trong vườn, trước sân vườn hoặc trên sân thượng. Với khuôn viên, diện tích nhỏ có thể trồng cây cây ổi, cóc, khế, sơ ri…, những loại cây dễ đậu trái và cho trái quanh năm. Đối với những biệt thự sân vườn, gia chủ thường trồng các loại cây vú sữa, sa kê, nhãn, xoài, măng cụt, dâu, chà là, thanh trà, lêkima, hồng nhung… Đây là những loại cây thân gỗ, tuổi thọ cao, cho trái đẹp. Cây càng cao tuổi và dáng đẹp sẽ góp phần tăng thêm đẳng cấp cho ngôi nhà của gia chủ.

Chị Đỗ Thị Mỹ Tiên, phường Lê Bình, quận Cái Răng, chia sẻ: "Tôi đặc biệt thích trồng cây ăn trái nên từ khi có ý định xây nhà đã dành hẳn một khuôn viên trồng một số loại cây yêu thích và dễ trồng như xoài, nhãn, cóc… Để tiết kiệm thời gian, nhanh thu hoạch trái mình "tậu" luôn các loại kiểng cây ăn trái bán sẵn. Mua cây ăn trái theo hình thức này giá cao nhưng tiết kiệm được thời gian chờ cây lớn. Nhà chỉ có mấy cây thôi nhưng đều là trái cây sạch, không phân thuốc. Mỗi lần ra trái là ăn không xuể phải cho bà con, hàng xóm". Việc trồng cây ăn trái sân vườn mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực như tăng không gian xanh, giúp cho khuôn viên ngôi nhà thêm mát mẻ và có giá trị thẩm mỹ cao; giúp lọc sạch không khí, bụi bẩn; gần gũi với thiên nhiên giúp thư giãn, giảm stress...

Theo giới kinh doanh kiểng cây ăn trái, cây ăn trái cần thời gian để sinh trưởng và phát triển khi trồng chậu hoặc trồng trong khuôn viên sân vườn. Cây trồng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, sâu bệnh. Chăm sóc cây ăn trái và cây cổ thụ đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm về kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh. Do kiểng cây ăn trái có giá thành cao, nên khách mua cây sẽ được chủ vườn cam kết "bảo hành" trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc, từ việc tưới nước, bón phân đến phòng trừ sâu bệnh trong suốt quá trình chăm sóc cây. Bên cạnh đó, khách hàng lưu ý chọn cây ăn trái dễ chăm sóc, hợp khí hậu, thổ nhưỡng nơi trồng,… Điều này không chỉ giúp người trồng tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc mà cây còn mang lại năng suất, cho trái chất lượng" - ông Nguyễn Hoàng Khải nói.

Ngoài ra, ở khâu chăm sóc cây cần tận dụng hướng ánh sáng để phù hợp với đặc tính sinh trưởng, phát triển của từng loài cây. Đơn cử, trong một khoảng sân vườn cần ưu tiên trồng các loài cây ăn quả kích thước lớn cần nhiều ánh sáng như xoài, mận, nhãn… Ngoài ra, khi trồng cây ăn trái, chủ nhà lưu ý chọn cây phù hợp với diện tích không gian sân vườn. Chọn cây quá to sẽ che mất đi vẻ mỹ quan ngôi nhà, che chắn ánh sáng, làm mất đi vẻ thông thoáng cho khuôn viên; ngược lại chọn cây quá nhỏ gây mất cân bằng không gian khiến ngôi nhà trở nên trơ trọi, thiếu sự hài hòa. Người trồng cũng chú ý thường xuyên tỉa cành tạo tán thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, dễ ra hoa kết trái. Khi cây cho trái nên mua túi bao trái lại tránh sâu ăn trái, không nên phun thuốc trừ sâu, bệnh hóa học độc. Sau mỗi vụ trái hoặc 6 tháng/lần nên tỉa cành thấp lại, bởi xu hướng trồng cây nhà phố phải tạo tán thấp (không cao vượt quá 3-4m tùy cây) để thuận tiện chăm sóc và thu hái, đồng thời tạo cảnh quan.

Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...