Tổ chức các giải pháp đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025

Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cục bộ cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh ở khu vực Trung Bộ vào cuối mùa khô (tháng 7, 8/2025), khu vực Tây Nguyên vào cuối vụ Đông Xuân (tháng 3,m 4/2025) ở ngoài vùng công trình thủy lợi, các địa phương ven biển vùng ĐBSCL nguồn nước bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong các kỳ triều cường vào thời gian cuối mùa khô (tháng 3-5/2025).
Để chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhậpmặn. Ngày 19/12/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương Tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 128/CĐ-TTg ngày 8/12/2024 về việc chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Tổ chức xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp; phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô năm 2024-2025 phù hợp với thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm chủ động cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Thực hiện kiểm kê cụ thể nguồn nước trước các vụ sản xuất và thường xuyên cập nhật, tiết kiệm nước ngay từ đầu mùa khô trên cơ sở kế hoạch phân phối nước hợp lý từ đầu vụ sản xuất và chủ động điều chỉnh phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt để bảo đảm cung cấp đầy đủ cho các nhu cầu thiết yếu (sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm,..) và sản xuất nông nghiệp cho cả mùa khô năm 2024-2025.
Tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn, trữ ngọt trong hệ thống kênh mương, đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí nước; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho
lúa và cây trồng cạn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, đặc biệt với cây ăn quả, cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Xác định, khoanh vùng khu vực có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình cấp nước nông thôn tập trung; chỉ đạo các đơn vị cấp nước xây dựng kế hoạch ứng phó, khuyến cáo, thông tin đến người dân kế hoạch cấp nước để chủ động trữ nước đảm bảo sinh hoạt; chỉ đạo chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp xã, thôn, bản tổ chức tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân khu vực chưa được cấp nước tập trung chủ động thu, trữ nước sớm, xử lý nước đảm bảo an toàn cho sinh hoạt.
Khi có nguy cơ xảy ra thiếu nước, tăng cường các giải pháp bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân, hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, trữ nước phục vụ sinh hoạt. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động tích trữ nước ngọt trong ao, hồ, kênh rạch, lu, bể,.. và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước bảo đảm đủ cho nhu cầu sinh hoạt và cây trồng có giá trị kinh tế cao.
Tiếp tục ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống thủy lợi, công trình cấp nước tập trung, đặc biệt là công trình cấp nước, ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình để nâng cao năng lực khai thác nguồn nước và hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.
Chi tiết mời xem Công văn số 9275/BNN-TL
MV
Bài viết cùng danh mục
- Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững hướng tới mục tiêu Net Zero
- Sửa quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- Thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản có nguồn gốc thực vật đã được cấp mã số phục vụ thị trường tiêu thụ đến ngày 18/12/2024
- Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định Công nhận kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2024
- Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Đồng Tháp” cho sản phẩm sen
- Đồng Tháp kêu gọi cộng đồng chung tay Đưa đàn Sếu trở về
- Tăng cường các giải pháp quản lý, vận hành bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
- Chỉ đạo sản xuất trồng trọt trong điều kiện hạn, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2024 – 2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
- Đồng Tháp: Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa các sản phẩm từ sen
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |