Tăng cường các giải pháp quản lý, vận hành bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy lợi

Để chủ động trong công tác quản lý, vận hành an toàn đập, hồ chứa thủy lợi và an toàn hạ du đồng thời đảm bảo nhiệm vụ cấp nước của hồ chứa.
Ngày 11/12/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tập trung khảo sát, đánh giá tổng thể hồ chứa hiện nay, trong đó đánh giá cụ thể về dung tích của hồ chứa, vùng tưới, diện tích thực đang phục vụ và các nhu cầu sử dụng nước, nhu cầu khai thác đa mục tiêu để sử dụng hiệu quả hồ chứa; Rà soát, xây dựng lại quy trình vận hành, trong đó tập trung vào các hồ chứa có cửa van, cần tính toán đến thượng lưu, hạ lưu, trách nhiệm vận hành trong các tình huống khẩn cấp và phải gắn với lưu vực sông, bảo đảm an toàn công trình, an toàn hạ du và khai thác tổng hợp hồ chứa; Rà soát, đánh giá an toàn công trình, năng lực thoát lũ của tràn, có giải pháp phù hợp nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa (như: nâng dung tích phòng lũ, nâng cao năng lực xả, bố trí tràn sự cố,... và các biện pháp bảo đảm an toàn ở hạ du khi hồ xả lũ); chủ động các giải pháp quản lý, khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu, sử dụng hiệu quả hồ chứa, tối ưu hóa các nguồn lực, góp phần phát triển kinh tế bền vững; Ứng dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số phục vụ quản lý vận hành; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo trong mùa mưa, lũ hướng tới vận hành thông minh các hồ chứa (số liệu lượng mưa, mực nước, lưu lượng thực đo ở thượng nguồn, mực nước, lưu lượng ở hạ du, tình hình ngập lụt hạ du…).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thủy lợi phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung thể chế, chính sách nhằm vừa bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du, vừa bảo đảm khai thác tổng hợp đa mục tiêu, phát huy tối đa giá trị của
hồ chứa (Nghị định số 114/2018/NĐ-CP, số 129/2017/NĐ-CP, số 96/2018/NĐ- CP,... để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về quản lý, vận hành hồ chứa, xác định tài sản công trình, khai thác vùng lòng hồ, trách nhiệm của chủ hồ về vận hành vàkhi công trình mất an toàn...).
Chi tiết mời xem Công văn số 9433/BNN-TL
MV
Bài viết cùng danh mục
- Chỉ đạo sản xuất trồng trọt trong điều kiện hạn, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2024 – 2025 vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
- Đồng Tháp: Siêu lợi nhuận từ đa dạng hóa các sản phẩm từ sen
- Thúc đẩy triển khai Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao
- Tổng kết Chương trình hợp tác sử dụng thuốc BVTV năm 2024
- Huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Khuyến cáo nông dân giảm thuốc hóa học để bảo vệ môi trường
- Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã
- Triển khai dự án phát triển cây mè tại Đồng Tháp
- Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 – 2025
- Phát huy vai trò của Hội Nông dân tham gia thực hiện Đề án Chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
Tin xem nhiều
Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5
![]() |
Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI 1. ... |
![]() |
Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ... |
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm
![]() |
Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ... |
Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
![]() |
Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ... |
Nuôi cá lăng nha trong lồng bè
![]() |
Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ... |
Video xem nhiều
Sử dụng thuốc gốc đồng để trừ bệnh
![]() |
(Nguồn THĐT) |
Tác dụng của Canxi với sự sinh trưởng của cây lúa
![]() |
(Nguồn THĐT) |
![]() |
(Nguồn THVL) |
Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao
![]() |
Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ... |
Sinh vật cảnh tiềm năng kinh tế nông nghiệp đô thị
![]() |
(Nguồn THĐT) |