Đồng Tháp chủ động ứng phó cao điểm đỉnh lũ và triều cường năm 2024

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện đang vào mùa nước nổi, dự báo mực nước năm nay sẽ cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, những cơn mưa lớn kéo dài, kết hợp triều cường, nhiều khả năng gây ngập lụt một số vùng trũng, ven sông.

Trước tình hình trên, chiều ngày 30/9, Ban Chỉ đạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức họp trực tuyến với các huyện, thành phố. Cuộc họp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Phước Thiện chủ trì.

Qua báo cáo tình hình của các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động phương án ứng phó, nhất là vào cao điểm đỉnh lũ và triều cường 30/8 và 15/9 Âm lịch, kịp thời gia cố đê bao xung yếu.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo trước đó của Ủy ban nhân dân tỉnh (Công văn số 317/UBND-KT và Công văn số 648/UBND-KT); theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo và tăng cường phổ biến, tuyên truyền đến người dân bằng phương thức dễ hiểu – ông Phạm Thiện Nghĩa yêu cầu.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố sẵn sàng phương án “4 tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai; các lực lượng vũ trang trên địa bàn chuẩn bị về lực lượng, phương tiện hỗ trợ cho người dân khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, các địa phương chủ động chủ động xả lũ có kiểm soát, lấy phù sa, cũng như có kế hoạch khai thác lợi thế mùa nước nổi, phương án sản xuất sau khi kết thúc mùa nước nổi v.v…

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, đỉnh lũ năm 2024 ở mức cao hơn năm 2023 khoảng từ 0,1 đến 0,4 m. Trong đó, khu vực đầu nguồn cao hơn năm 2023 khoảng 0,4 m; khu vực nội đồng Tháp Mười cao hơn năm 2023 khoảng 0,3 m; khu vực phía Nam cao hơn năm 2023 khoảng 0,1 m.

Khu vực đầu nguồn của tỉnh, mực nước sẽ tiếp tục lên dần và đạt đỉnh triều đợt 01/9 Âm lịch (mực nước cao nhất tại Hồng Ngự ở mức 3,35 m), sau đó biến đổi chậm trong những ngày giữa tháng, rồi tiếp tục lên và đạt đỉnh năm vào khoảng ngày 18 - 20/10, đỉnh lũ khu vực đầu nguồn của tỉnh ở mức báo động cấp I, mực nước cao nhất năm tại Hồng Ngự ở mức 3,50 m.

Khu vực nội đồng Tháp Mười, mực nước lên dần và đạt đỉnh năm vào khoảng ngày 19 - 22/10; ở mức báo động cấp II - cấp III. Mực nước cao nhất năm tại Trường Xuân là 2,30 m.

Khu vực phía Nam của tỉnh, mực nước đạt đỉnh triều đợt 01/9 Âm lịch ở mức báo động cấp II – cấp III (Mực nước Cao Lãnh ở mức 2,25 m, thấp hơn đỉnh triều ngày 22/9 vừa qua là 10 cm), rồi xuống chậm đến ngày 12/10, sau đó lên nhanh và đạt đỉnh triều cao nhất năm vào ngày 18 - 20/10; ở mức cao hơn báo động cấp III khoảng từ 0,1 đến 0,2 m, mực nước cao nhất năm tại Cao Lãnh ở mức 2,45 m đến 2,55 m.

MV

 

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...