Lợi ích kép từ sử dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Vừa hạn chế ô nhiễm, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời vừa là nguồn nguyên liệu chế biến tái phục vụ sản xuất, chăn nuôi của ngành nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp được xem là nguồn tài nguyên dồi dào, mang lại nhiều giá trị, lợi ích kinh tế nếu biết cách khai thác.

Ngành nông nghiệp (nhất là lĩnh vực trồng trọt) hằng năm ước tính có khoảng hơn 45 triệu tấn rơm khô, khoảng 8 triệu tấn trấu, 30-50 triệu tấn phụ phẩm thực vật khác (lạc, ngô, đậu tương, sắn, mía, cà phê…), trong đó có tới 61% là hữu cơ có thể tái chế được. Khối lượng phụ phẩm này hầu hết là xác hữu cơ như: thân, lá, vỏ, hạt, lõi…, đều chứa đựng lượng dinh dưỡng rất tốt, có thể hoàn trả, cải tạo bồi dưỡng lại cho đất. Tuy nhiên, nguồn phụ phẩm từ trồng trọt hiện đang đang bị bỏ ngỏ hoặc chưa khai thác hiệu quả dẫn đến lãng phí.

Theo các chuyên gia, phụ phẩm nông nghiệp trong trồng trọt chủ yếu là được đốt tại ruộng (chiếm 45,9%), làm thức ăn cho gia súc (chiếm 29,0%), bỏ lại tại ruộng (chiếm 8,6%), ủ phân (chiếm 5,0%), tái sử dụng cho trồng trọt (chiếm 4,1%), còn lại 7% được sử dụng cho các mục đích khác (củi trấu, nấm, độn chuồng...). Riêng với việc đốt bỏ rơm rạ tại ruộng, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Trong khi đó, thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa đang ngày càng phát triển, nếu biết tận dụng thì người nông dân trồng lúa, ngoài thu thóc thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm tiền bán rơm.

Ðối với phụ phẩm của một số loại trái cây như hạt xoài, vỏ chuối, vỏ sầu riêng…có thể tái sử dụng để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng ngay tại chính những vườn xoài, thanh long, dưa hấu… nhưng hiện đang bị bỏ đi, thậm chí không xử lý tốt còn gây ô nhiễm môi trường. Ðây được đánh giá là lãng phí trong khi sản xuất nông nghiệp đang có nhu cầu rất lớn về phân bón.

Với lĩnh vực thủy sản, thống kê cho thấy, phụ phẩm từ chế biến thủy sản hiện có khoảng 1 triệu tấn (chiếm 15%-20% tổng sản lượng thủy sản chế biến). Trong đó, chế biến phi lê cá tra thì có tới 60%-70% là phụ phẩm; tôm phụ phẩm chiếm 35%-45% tổng khối lượng tôm nguyên liệu... Các phụ phẩm thủy sản có thể được thu gom, chế biến thành các sản phẩm hữu ích, có giá trị phục vụ cho sản xuất thức ăn, chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn như collagen hay một số thực phẩm ăn liền... Do đó, giá trị từ nguồn phụ phẩm chế biến thủy sản có thể là nguồn thu đáng kể cho ngành thủy sản nếu tận dụng hiệu quả.

Theo các chuyên gia, với lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, cần đẩy mạnh nghiên cứu phân hủy rơm rạ thành phân hữu cơ. Cách làm này đã được ứng dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước được xử lý sẽ đem lại một lượng lớn phân bón hữu cơ.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bón liên tục phân hữu cơ rơm rạ ở mức 6 tấn/ha và bón phối hợp 60% phân NPK hóa học theo khuyến cáo thì năng suất lúa cao hơn so với bón 100% phân NPK hóa học. Như vậy, nguồn phân hữu cơ rơm rạ nếu được bón dài hạn qua nhiều năm giúp giảm được từ 40% đến 60% phân NPK hóa học theo mức khuyến cáo và cho năng suất lúa tương đương.

Nguồn: Mard.gov.vn

 

Bài viết cùng danh mục

Tin xem nhiều

Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi thỏ - Phần 5

Phần 5: KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG

I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN Ở THỎ CÁI

1. ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng

Cá lăng vàng là một trong những loài cá lăng hiện diện ở các thủy vực nước ngọt và lợ ...

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm

Đặc điểm hình thái cá lăng chấm: Thân dài. Đầu dẹp bằng, thân và đuôi dẹp bên. Có 4 đôi ...

Nuôi cá lăng nha trong lồng bè

Cá lăng nha có tên khoa học là Mystus Wyckiioides, là loài cá nước ngọt, sống nhiều ở các nước ...

Kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm

Lăng nha (Mystus wyckiioides) là loài cá nước ngọt, thịt trắng chắc, không xương dăm, mùi vị thơm ngon, giá ...

Video xem nhiều

Kỹ thuật bón phân

(Nguồn THVL)

Dưa hấu không hạt - nông nghiệp công nghệ cao

Lâu nay mọi người thường khó chịu khi gặp phải vô số hạt cứng trong ruột dưa hấu. ...